Truyền thuyết thác Đambri Lâm Đồng

Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái người Cơ Ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Vào một ngày nọ, chàng trai bỗng mất tích không một dấu vết để lại. Cô gái khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Người K’ho đặt tên là thác Đambri - nghĩa là "Đợi chờ".

Từ thị xã Bảo Lộc - Lâm Đồng qua những đồi chè, cà phê, cây ăn trái xanh ngát, du khách sẽ đến với khu du lịch sinh thái thác Đambri để được thưởng thức cảnh đẹp hùng vĩ cùng khí hậu trong mát của rừng nguyên sinh nam Tây Nguyên.

GIỚI THIỆU THÁC ĐAMBRI LÂM ĐỒNG

Đambri là một thác nước đẹp nằm ở xã Đambri Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Cách thành phố Bảo Lộc khoảng 17km. Thác Đambri có độ cao 60m là một thác rất hùng vĩ, nằm giữ khu rừng nguyên sinh hoang sơ có nhiều cây cổ thụ ngàn năm tuổi và động thực vật quý hiếm.

Thác được thiên nhiên ban tặng không khí mát mẻ quanh năm, với dòng nước khổng lồ đổ xuống tạo nên bọt nước trắng xóa thật huyền bí và hùng vĩ.

Thác Đambri là một trong những thác nước đẹp nhất Lâm Đồng

TRUYỀN THUYẾT NỔI TIẾNG VỀ THÁC ĐAMBRI

Theo truyền thuyết, từ rất xa xưa, trong vùng rừng núi nơi đây có hai bộ tộc cùng sinh sống, nhưng quan hệ giữa hai bộ tộc thường xảy ra những cuộc xung đột, tranh chấp. Hai bộ tộc lại có đôi trai tài gái sắc yêu nhau tha thiết, chàng trai tên là K’Dam, nàng là B’Ri. Song họ không thể chung sống với nhau vì luật lệ bộ tộc khắc nghiệt. Vào một ngày kia, vì buồn bã cho số phận, không lấy được người mình yêu, chàng K’Dam đã lặng lẽ rời bỏ buôn làng đi sâu vô rừng. Nghe được tin, nàng B’Ri vội vã đi tìm chàng K’Dam. Trong mỗi thất vọng, nàng trở về ngồi ở khu rừng gần buôn làng, than khóc, đợi chờ. Nàng khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Người K’ho đặt tên thác là Đambri - nghĩa là "đợi chờ".

DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ TẠI THÁC ĐAMBRI

Vé vào cổng là 50.000 vnđ cho người lớn, trẻ em là 30.000 vnđ.
Đến với khu du lịch Đambri, du khách được tham quan:
Rừng nguyên sinh Dambri bao gồm hàng trăm loài thực vật đặc thù của vùng nhiệt đới với những cây cổ thụ có tuổi thọ hàng trăm năm, to đến 3 – 4 người ôm không xuể.

Thác Dambri là thác chính. Đây là thác nước cao nhất ở Lâm Đồng, và các thác phụ như: Thác Dasara (Đạ Sa – ra), Thác Daton (Đạ Tồn)… Không cao như thác Datanla nhưng thác Đambri có vẻ hùng vỹ hơn hẳn.

Khu Vườn Thú – Đảo Khỉ, hay Đồi Cù – Đồi Sim rộng 150ha và thăm làng dân tộc người Mạ “Một thoáng Tây Nguyên”

thác Đambri
Thác Đambri Lâm Đồng

Đến Đambri, du khách còn được tham quan khu hang động cây hoá thạch nằm dưới tầng ba của thác Đambri, cách trung tâm Khu du lịch Đambri khoảng 300m

thác Đambri
Dệt thổ cẩm tại thác đambri

Nếu bạn muốn trải nghiệm cuộc sống người Châu Mạ, nhanh tay đăng kí Tour du lịch Đà Lạt bạn sẽ có ngay một đêm được ngủ nhà sàn, tận mắt xem những cô gái người châu Mạ đang đan lát.

thác Đambri
Trải nghiệm những nghi thức văn hóa độc đáo làng châu Mạ tại thác Đambri

thác Đambri
Thưởng thức những đặc sản Tây nguyên: Cá lóc suối nướng trui và uống thử… rượu cần tại thác Đambri

Bằng các phương tiện như: cưỡi voi, xe điện, thang máy. Đặc biệt là hệ thống máng trượt dài nhất Đông Nam Á (người lớn có vé là 60.000 vnđ, trẻ em 40.000 vnđ).

Khu vui chơi - Bến thuyền, Xiếc thú ảo thuật, Tàu Lượn, Đu Quay, Lắc Bát giới, Xe Đạp đơn, đôi, Ca nô, Hồ bơi, Trượt patin, Đạp vịt,… và còn rất nhiều dịch vụ giải trí khác, ngoài các dịch vụ giải trí khu du lịch còn có dịch vụ nhà nghỉ, khu nghỉ dưỡng, nhà hàng, khách sạn, khu cắm trại cao cấp,... Bạn đang háo hức muốn thử “cảm giác mạnh” với máng trượt dài nhất Đông Nam Á?

Khu du lịch thác Đambri hiện nay là địa điểm, tham quan giải trí lí tưởng cho du khách trong nước và quốc tế. Đến Đambri bạn còn được khám phá điệu múa cồng chiêng đầy cảm xúc, kiến trúc nhà sàn, những công cụ lao động, những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống cùng hương vị ẩm thực của người Mạ nơi đây.


Nguồn: wikipedia.org

Hồ Tuyền Lâm Đà Lạt - Địa điểm du lịch thú vị

Khu du lịch hồ Tuyền Lâm trước đây là một vùng hoang vu có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Hồ tuyền Lâm quanh năm nước xanh ngắt được bao phủ xung quanh bởi các cánh rừng thông ba lá.
Hồ Tuyền Lâm là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng với nhiều loại hình du lịch đặc sắc như: tham quan thắng cảnh, cắm trại, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, đi bộ, leo núi, câu cá, lễ hội – tín ngưỡng, vui chơi giải trí, thể thao,… đặc biệt là loại hình du lịch sinh thái. Là nơi có khí hậu mát mẻ và không gian cực khoáng đãng? Với cảnh sắc thiên nhiên (rừng, núi, hồ, suối, thác,…) phong phú và quyến rũ? Cùng nhiều yếu tố nhân văn hấp dẫn?

GIỚI THIỆU KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM

Hồ Tuyền Lâm nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5 km về hướng nam ngay phía dưới Thiền Viện Trúc Lâm. Đây là hồ nước ngọt lớn nhất Đà Lạt với diện tích 360ha độ sâu có nơi tới 30m. Trước đây có tên gọi là Hồ Quang Trung sau đổi thành hồ Tuyền Lâm " Tuyền - Suối, Lâm - Rừng". Ai đến thăm Ðà Lạt cũng ghé Thiền viện Trúc Lâm để từ trên đỉnh núi Phượng Hoàng phóng tầm mắt về phía đông nam, chiêm ngưỡng thắng cảnh nổi tiếng được tạo bởi bàn tay con người này.

khu du lịch hồ tuyền lâm đà lạt
Hồ Tuyền Lâm – thiên đường xanh của khu du lịch Đà Lạt

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KHU DU LỊCH HỒ TUYỀN LÂM

Hồ Tuyền Lâm trước đây là một vùng hoang vu có độ cao trên 1.000m so với mực nước biển. Khu du lịch hồ tuyền Lâm quanh năm nước xanh ngắt được bao phủ xung quanh bởi các cánh rừng thông ba lá.

Trong quá khứ năm 1930 ông Farraut một người Pháp đã thuê 3000 ha đất xung quanh hồ tuyền lâm bây giờ để xây dựng trang trại chủ yếu là gà heo và bò cừu. Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ thì khu vực suối Tía và Núi Voi trở thành căn cứ cách mạng có vai trò chỉ đạo giải phóng thị xã Đà Lạt tỉnh Tuyên Đức xưa.

Ngày 30/8/1998 thì hồ Tuyền Lâm được Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch công nhận là Di tích lịch sử - Văn Hóa

khu du lịch hồ tuyền lâm đà lạt

Hồ Tuyền Lâm trong quá khứ

HỒ TUYỀN LÂM HIỆN NAY

Hồ Tuyền Lâm ngày nay được quy hoạch thành một khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng hiện đại và sang trọng. Một trong những dự án đã hoàn thành là Dalat Eden See Resort được mệnh danh là ngôi làng Châu Âu giữa lòng Đà Lạt. Ngoài ra còn có các dự án khác như Sân gôn Sacom và Sacom Resort...

khu du lịch hồ tuyền lâm đà lạt
Sân gold tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm đẹp nhất Đà Lạt

CÁC HOẠT ĐỘNG VUI CHƠI GIẢI TRÍ TẠI HỒ TUYỀN LÂM

Tham quan khu du lịch Hồ Tuyền Lâm, du khách có thể vãn cảnh Thiền Viện Trúc Lâm, sau đó mua vé du thuyền đi dọc hồ và tham quan các điểm du lịch nằm phía cuối hồ như khu du lịch Núi Voi Đá Tiên, khu du lịch dã ngoại Nam Qua, khu dã ngoại Dalat tourist tham gia hoạt động bơi thuyền, câu cá, cưỡi voi, đi săn, leo núi, nghỉ ngơi trong nhà sàn, đốt lửa trại, thưởng thức các món ăn đặc sản Đà Lạt với thịt nướng, cơm lam, rượu cần, xem múa hát lễ hội cồng chiêng…

khu du lịch hồ tuyền lâm
Các hoạt động dã ngoại đầy thú vị tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm

khu du lịch hồ tuyền lâm

Du khách đang thưởng thức đặc sản tại khu du lịch Hồ Tuyền Lâm như rượu cần...

HỒ TUYỀN LÂM TRONG TƯƠNG LAI

Trong tương lai, khu du lịch hồ Tuyền Lâm sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội thảo hiện đại, sang trọng, đồng thời vẫn giữ nguyên môi trường vốn có. Ý tưởng này đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành Quyết định phê duyệt dự án điều chỉnh quy hoạch khu du lịch hồ Tuyền Lâm đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt

Theo dự án này, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm có diện tích 2.827ha với các phân khu chức năng:
Khu biệt thự du lịch:150ha.
Khu nghỉ dưỡng cao cấp: 550ha.
Khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, hội nghị, hội thảo: 346ha.
Khu trung tâm đón tiếp: 29,6ha.
Khu du lịch tôn giáo: 26ha.
Khu sân golf: 160,2ha.
Khu du lịch sinh thái: 1.136,51ha.
Khu du lịch phục vụ giáo dục, đào tạo: 50ha.
Mặt nước hồ Tuyền Lâm và hồ sinh học: 365ha.
Nhà thuỷ tạ.
Hạ tầng công cộng: 13,69ha.

khu du lịch hồ tuyền lâm

Hồ Tuyền Lâm với nhiều tiềm năng du lịch trong tương lai

Đến nay, khu du lịch hồ Tuyền Lâm đã có 27 nhà đầu tư, tổng số vốn đầu tư đăng ký là 4.841 tỷ đồng, đầu tư vào các dự án từ 3 sao trở lên. Đến năm 2010, khu du lịch sinh thái hồ Tuyền Lâm sẽ là một khu du lịch quốc gia bền vững có quy mô tầm cỡ khu vực và quốc tế với những sản phẩm du lịch chính như:
Du lịch nghỉ dưỡng cao cấp
Du lịch vui chơi giải trí
Du lịch sinh thái
Hội nghị – hội thảo
Bạn muốn ngồi ở hồ Tuyền Lâm câu cá, làm thơ, hoặc đi dạo với người yêu vào những khoảnh khắc như vậy? Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được hết vẻ kỳ ảo, thơ mộng và huyền diệu của cảnh sơn thủy hữu tình mà tạo hóa đã ban cho đất trời Ðà Lạt.

Nguồn: wikipedia.org

Tìm hiểu Hồ Xuân Hương Đà Lạt

Nếu như bạn muốn lưu lại những khoảnh khắc kỷ niệm khi đi du lịch  Đà Lạt thì Hồ Xuân Hương là một địa điểm không thể bỏ qua. Đây là nơi mà bạn có thể thả mình trong thiên nhiên sau một ngày mệt mỏi vất vả. Nhiều thi sĩ đã cất lên thành thơ khi ngồi trên bờ hồ Xuân Hương.

“Dịu dàng sương Đà Lạt
Thả ta bồng bềnh giữa phố đông
Trôi qua hoa. Trôi qua thông
Trôi qua hồ Xuân Hương một trời mây trắng
Những ngón tay tìm đến những ngón tay”.
Hồ này là thượng nguồn của Thác Cam Ly?
Là trái tim của thành phố tình yêu?
Và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm? Hồ Xuân Hương Đà Lạt là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho du lịch Đà Lạt.

GIỚI THIỆU HỒ XUÂN HƯƠNG ĐÀ LẠT

Hồ Xuân Hương rộng 32 ha, có độ sâu trung bình 1,5m, nằm trên độ cao 1478m, là trái tim của thành phố Đà Lạt. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù,…

hồ xuân hương đà lạt

Sáng sớm và hoàng hôn là thời điểm hồ Xuân Hương đẹp nhất. Nước hồ như một tấm gương trong vắt in bóng hình thành phố

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỒ XUÂN HƯƠNG

Ngày xưa, nơi đây vốn là vùng đầm lầy mọc cỏ lác dùng để dệt chiếu và ruộng lúa của người Lạch sản xuất ven dòng suối Đạ Lạch (nay gọi là suối Camly).

Năm 1919, theo sáng kiến của công sứ Cunhac trong chương trình xây dựng Đà Lạt, kỹ sư công chánh Labbé xây dựng một đập nước từ nhà hàng Thủy Tạ đến gần ngã tư các đường Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Thái Học, Bùi Thị Xuân, Đinh Tiên Hoàng tạo thành một hồ nước. Người Pháp gọi hồ này là Grand Lac (Hồ Lớn).

hồ xuân hương đà lạt
Cảnh hoàng hôn bên hồ Xuân Hương đẹp khiến người ta mê hồn. Nơi đây đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của những cặp tình nhân

Từ năm 1953, Grand Lac được đổi thành hồ Xuân Hương. Nơi đây chính là nơi xuất danh xưng Đà Lạt là danh thắng đầu tiên của tỉnh Lâm Đồng được công nhận là di tích danh thắng cấp quốc gia vào ngày 06/11/1988.

HỒ XUÂN HƯƠNG NGÀY NAY

“Vòng đua quanh hồ Xuân Hương” đã trở thành một vòng đua chính thức trong lịch trình cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh cúp Truyền hình TP.HCM hàng năm, được truyền hình trực tiếp. 
Bên cạnh đó, Hồ Xuân Hương cũng là nơi tổ chức nhiều sự kiện văn hóa du lịch của thành phố Đà Lạt và tỉnh Lâm Đồng. Hằng năm, vào dịp từ Noel đến Tết Nguyên đán là Mai Anh Đào lại nở rực ven hồ rất lãng mạn.

hồ xuân hương đà lạt
Hoa anh đào ven hồ Xuân Hương đẹp như bức tranh thuỷ mạc

ĐIỂM ĐẾN VUI CHƠI TẠI HỒ XUÂN HƯƠNG

Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với Hồ Xuân Hương là Thuỷ Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là “La Grenouillère” (đầm ếch).

hồ xuân hương đà lạt
Cà phê Thủy Tạ trữ tình êm đềm bên Hồ Xuân Hương

Đến Đà Lạt ít ai bỏ qua Thuỷ Tạ. Ghé vào đây chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt không nơi nào tương tự. Một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Từ trước đến nay, Thuỷ Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn. Ngay cả màu trắng của kiến trúc cũng vẫn luôn được giữ không thay đổi.

hồ xuân hương đà lạt
Cà phê Thanh Thủy bên hồ Xuân Hương mang nét trẻ trung nhộn nhịp 

Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện, một café bar khác được mở ra. Đó là “Thanh Thuỷ”. Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì lẽ đó mà Thuỷ Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thuỷ. Đến Thuỷ Tạ và Thanh Thuỷ uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ. Nhưng cảm giác tâm lý khi ngồi trên Thuỷ Tạ vẫn là một cái gì êm đềm, thanh thoát. Còn bên Thanh Thuỷ thì cảnh vật đa dạng hơn nhưng không khí nhộn nhịp hơn.

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt

Du khách tới thăm hồ Xuân Hương cũng có thể tham gia một trò chơi rất là thú vị đó là đạp vịt trên hồ thỏa sức đạp chân xuống nước để cảm nhận sự mát mẻ thanh nhã của thành phố thông reo nếu ở trên bờ quý khách có thể chụp hình hình khi cưỡi ngựa để lưu giữ một chuyến du lịch cho riêng mình. Vào buổi tối du khách có thể thuê xe đạp đôi hoặc ngồi trên xe ngựa dạo quanh hồ thơ mộng.

Nguồn: wikipedia.org

Khu du lịch thác Datanla tại Đà Lạt

Ngoài vẻ đẹp đầy tình tứ và huyền ảo, Thác Datanla còn có những truyền thuyết bí ẩn và kỳ thú làm cho du khách phải tò mò và muốn đến với thác để thưởng thức phong cảnh và nghe những truyền thuyết về thác Datanla.

GIỚI THIỆU THÁC DATANLA

Khu du lịch thác Datanla rộng 312ha nằm ven quốc lộ gần đèo Prenn, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km về phía nam.

Hệ thống thác Datanla ngoài thác chính dành cho khách tham quan còn có nhiều thác khác rất hùng vĩ. Dưới chân thác, dòng suối Datanla chảy chậm lại, luồn lách qua những mỏm đá rồi chảy vào một số hố sâu gọi là “Vực Tử Thần” nằm giữa hai bên vách đá thẳng đứng cao hơn 40m.

Năm 1998, thác Datanla đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa.

khu du lịch thác Datanla
Leo núi ở thác Datanla Dalat

3 TRUYỀN THUYẾT NỔI TIẾNG VỀ THÁC DATANLA

Truyền thuyết 1:

Datanla là nơi dũng sĩ K`Lang và nàng sơn cước Hơbiang gặp nhau. Nơi đây, chàng Lang đã giao chiến với bầy thú dữ gồm 2 con rắn hổ tinh, 7 con chó sói và 2 con cáo. Truyên kể của đồng bào dân tộc còn ghi lại rất rõ trận đánh ấy: "Cây đổ ào ào, gió cuồng lên dữ dội, cuộc giao tranh diễn ra vô cùng ác liệt. Lợi dụng lúc 2 con rắn lè lưỡi, Lang rút dao đi rừng chặt đứt bay 2 lưỡi của rắn rồi lấy 9 mũi cung tên bắn vào bầy chó sói và cáo làm chúng bỏ chạy tán loạn...". Khoảng rừng cây bị đổ phá tạo nên những hố sâu mà một trong những hố sâu ấy là vực Tử Thần ở chân thác. Từ đó Datanla là nơi hẹn hò của đôi tình nhân.

Truyền thuyết 2:

Truyền thuyết kể rằng, Datanla còn là thác mà các nàng tiên thường hay xuống tắm vì có dòng nước trong vắt, được che phủ bởi nhiều tầng lá. Vì không biết là dưới lá có nước nên khi phát hiện ra con thác, bà con dân tộc thiểu số đặc tên cho nó là “Đạ Tam Nnha” có nghĩa là “dưới lá có nước”. Sau này khi người Pháp và người Kinh đặt chân lên vùng cao nguyên đầy trữ tình này thì biến âm thành Đatina rồi là Datanla.

khu du lịch thác Datanla
Thác Datanla “dưới lá có nước” nơi các nàng tiên xinh đẹp tắm suối thoả thích và vui đùa

Truyền thuyết 3:

Có truyền thuyết kể lại rằng, vào thời Pôrêmê, người Chăm từ Panduranga (Phan Rang) thường kéo lên tấn công người Lạt, người Chil ở cao nguyên Lang Biang để giành đất và bắt nô lệ. Trong lúc người Lạch sắp thua vì thiếu “cái nước” thì tình cờ họ phát hiện ra dòng thác này và có nước uống, nên người Lạt đã chiến thắng và bảo vệ được buôn làng. Còn người Chăm thua vì họ không biết “dưới lá có nước”. Từ đó bà con bộ tộc Lạt đặt tên là “Đạ Tam Nnha” (dưới lá có nước) để nhắn nhủ với con cháu sau này.”

THAM QUAN THÁC DATANLA

Muốn chinh phục thác Datanla có 2 cách: thứ 1 là đi bộ lên thác, thứ 2 là mua vé máng trượt. Cùng mạo hiểm và khám phá Thác Datanla cảm giác sẽ rất tuyệt vời khi ngồi máng trượt.

khu du lịch thác Datanla
Khách quốc tế thích thú với máng trượt thác Datanla

- Giá vé vào khu du lịch Thác Datanla là 10.000 VNĐ/VÉ.

- Tại đây bán vé giá máng trược 1 chiều hoặc khứ hồi.

- Người lớn 80.000VNĐ/Vé khứ hồi còn đi một chiều là 40.000 VNĐ.

- Trẻ em 40.000 VNĐ/Vé khứ hồi.

khu du lịch thác Datanla
Đu dây vượt thác là trò chơi được yêu thích tại thác Datanla

Du khách cũng có thể tham gia các dịch vụ đi cáp treo ngắm vực Tử Thần hay các trò chơi cảm giác mạnh như leo vách đá, băng rừng, leo dây mạo hiểm….

khu du lịch thác Datanla
Leo dây mạo hiểm là môn thể thao mới khai trương tại thác nhằm khám phá và thử sức can đảm tại hang Tử Thần.

Nhà hàng Datanla nằm ngay lối cổng đi vào được thiết kế theo kiểu nhà sàn, lợp tranh. Với sức chứa khoảng 150 khách, phục vụ điểm tâm, ăn trưa, ăn chiều, giải khát với khung cảnh đẹp nên thơ, hữu tình và thân thiện. Đặc biệt, thịt heo đặc sản rất được ưa chuộng. Ngoài ra, nhà hàng Datanla còn nhận phục vụ cơm đoàn, tiệc buffet và âm nhạc cồng chiêng tùy theo yêu cầu của khách.

Nếu các ghềnh thác khác luôn ầm ào hung dữ, thì Datanla làm cho du khách yêu thích ngay từ đầu bởi sự nhẹ nhàng lãng mạn. Nếu ai đã từng đi du lịch Đà Lạt thì không thể bỏ qua khu du lịch ấn tượng này.

Chúc các bạn khám phá thác Datanla thật vui vẻ nhé.

Nguồn: lamdong.gov.vn

Tìm hiểu nhà thờ Domaine de Marie Đà Lạt

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE 

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 1 Km về hướng tây nam có một công trình được xây dựng với kiến trúc độc đáo. Đó là Nhà thờ Domaine De Marie nằm trong khu Lam Sơn, được xây dựng từ năm 1940 đến năm 1944 do phu nhân toàn quyền Jean Decoux đứng ra quyên góp của nhiều giáo dân. Tên gọi Domain De Marie có nghĩa là “lãnh địa của Đức Bà”.

GIỚI THIỆU NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE ĐÀ LẠT

Nhà thờ Domaine de Marie, hay Lãnh địa Đức Bà, hay còn gọi là Nhà thờ Mai Anh (vì nằm trên ngọn đồi có nhiều hoa anh đào - đồi Mai Anh) là một cụm kiến trúc bao gồm nhà nguyện và hai dãy nhà của tu viện nữ tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn (Filles de la charité de saint Vincent de Paule) - một tu hội nữ tu có mặt tại Việt Nam từ năm 1928.

Nhà thờ được thiết kế xây dựng theo phong cách Châu Âu thế kỉ XVII, lối kiến trúc độc đáo hơn bất cứ nhà thờ nào khác ở Đà Lạt bởi được xây dựng bằng một chất kết dính là vôi, mật mía, tường xây bằng đá chẻ tới ngang bệ cửa sổ và một số vật phụ gia khác.

nhà thờ domaine de marie đà lạt
Mặt trước nhà thờ domaine de marie đà lạt

THAM QUAN NHÀ THỜ DOMAINE DE MARIE

Nét đặc sắc của nhà thờ Domaine de Marie là không có tháp chuông, và hệ thống chiếu sáng của nhà thờ được làm bằng những khung kính màu. Điểm đặc biệt nhất là hệ thống mái, có hình dáng tựa như nhà rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Toàn bộ nhà thờ luôn được quét vôi màu hồng đậm, tôn lên sự uy nghiêm của một công trình tôn giáo và dưới ánh nắng sớm nhà thờ như sáng rực hẳn lên.

nhà thờ domaine de marie đà lạt
Thánh đường Domaine de Marie (nhà thờ Mai Anh)

Trong nhà thờ có bức tượng Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạc theo hình mẫu của phụ nữ Việt Nam, do Jonchère – một kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Vào khuôn viên nhà thờ bạn có thể thấy rất nhiều loại hoa, đặc biệt là hoa Hải Tiên.

nhà thờ domaine de marie đà lạt

Khuôn viên nhà thờ domaine de marie đà lạt

Phía sau nhà thờ là một quần thể kiến trúc được thiết kế theo kiểu hiện đại với ba dãy nhà 3 tầng của Dòng Nữ tu Bác Ái, bao quanh vườn trong (patio), tường quét vôi màu vàng, mái lợp ngói đỏ. Chính điều đó làm tăng thêm vẻ uy nghiêm, đồ sộ và hấp dẫn cho quần thể kiến trúc này.

Phía sau nhà thờ là phần mộ của bà Decoux, để hoàn thành tâm nguyện của bà và để ghi nhớ công ơn của bà, người có công trong việc giúp xây dựng nhà thờ. Bà đã bị tai nạn trong một chuyến đi từ Sài Gòn ra Đà Lạt để giải quyết mâu thuẫn giữa Hoàng hậu Nam Phương và thứ phi Mộng Điệp (bà đã bị tai nạn tại đèo Prenn, sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng nhưng vì vết thương quá nặng nên bà đã qua đời tại đó vào năm 1944).

Xem thêm: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt

nhà thờ domaine de marie đà lạt

Hoa viên trong nhà thờ domaine de marie đà lạt

Đây là một công trình kiến trúc độc đáo vừa mang hình thức kiến trúc Châu Âu thế kỷ XVII, vừa mang dáng dấp của kiến trúc truyền thống tại địa phương và đã được thể hiện với vật liệu hoàn toàn của Việt Nam.

Nguồn: wikipedia.org

Chả ram bắp - Ẩm thực Đà Lạt không thể bỏ qua

Chả ram bắp, bánh tráng nướng, xắp xắp... Những ẩm thực Đà Lạt nổi tiếng không chỉ bởi những món ăn đẳng cấp, mà còn được biết đến với rất nhiều món ăn bình dị trong đó có món chả ram bắp Đà Lạt được khá đông du khách ưa chuộng.

chả ram bắp ẩm thực đà lạt
Chả ram bắp - Ẩm thực Đà Lạt

Chả ram bắp - đặc sản xứ lạnh

Đến xứ lạnh, những món ăn thức uống bình dân như chả ram bắp hương vị Đà Lạt đặc trưng, bánh mì xíu mại nóng, sữa đậu nành đang còn bốc khói…lại được xem là những cơ duyên để làm cho du khách gắn với Đà Lạt một cách thắm thiết hơn, bất kể du khách đến với thành phố này từ các tour du lịch Đà Lạt giá rẻ hay cao cấp.

Cái hay và đặc biệt của thành phố sương mù này là có thể làm cho du khách dù ở tầng lớp nào trong xã hội cũng có thể trở thành bạn, khi có dịp lê la thưởng thức những món ăn vặt nơi trung tâm nhộn nhịp đông đúc, khi thành phố về chiều và chuẩn bị lên đèn. Chả ram bắp Đà Lạt có thể được xem là một trong những mối tơ duyên gắn du khách vào không gian nhộn nhịp bình dân ấy.

Người Đà Lạt thanh lịch và nhẹ nhàng, nên những món ăn của họ chế biến hầu như cũng đều thắm đượm chút gì đó rất tao nhã. Chả ram bắp cũng thế, trong những cái chả cuốn thơm nồng mùi yến tiệc, lại ẩn chứa vị ngọt thanh đạm bình dị của bắp còn tươi non hương mới.

chả ram bắp ẩm thực đà lạt
Nguyên liệu làm nên món chả ram bắp nức tiếng Đà Lạt

Cách chế biến chả ram bắp có vẻ không quá khó, song nó lại đòi hỏi sự từ tốn trong cả quy trình làm chả. Bắp tươi khi hái về được bào ra, ướp gia vị thật khéo cuốn bánh tráng, rồi người ta thả vào chảo dầu đang sôi chiên vàng.

Chả ram bắp chín có mùi thơm rất lạ, không chỉ phảng phất cái thi vị của món chả giò truyền thống, mà còn quyện vào đó một chút thanh của mùi bắp chín hấp dẫn đến lạ lùng. Dùng chung với chả ram bắp là rau sống, rau thơm tươi nguyên của Đà Lạt và nước chấm rất đặc biệt. Nước chấm cho món chả ram bắp nhìn sơ qua có vẻ rất giống món nước chấm món nem lụi Đà Nẵng hay nem lụi Huế nhưng vị của nó lại nhẹ nhàng hơn.

Được chế biến từ nước dùng với đậu phụng xay nhuyễn và ít đồ chua rồi thêm ít ớt tươi xay, món nước chấm của chả ram bắp Đà Lạt thực sự hiển thị một phương thức chế biến cực kỳ đơn giản nhưng tinh tế, làm cho món chả ram trở nên đặc biệt hơn.

chả ram bắp ẩm thực đà lạt
Những miếng chả ram bắp đẹp mắt và hấp dẫn

Du khách đến Đà Lạt dù đi tour tự do hay thông qua các công ty tổ chức tour du lịch, có lẽ đều không quên một lần thưởng thức món chả ram bắp Đà Lạt có hương vị độc đáo. Vị cay nồng của ớt, vị bùi của đậu phụng và thơm ngọt của bắp trong chiều lạnh Đà Lạt như làm cho du khách thêm yêu hơn thành phố sương mù nhỏ bé nơi vùng cao nguyên Lâm viên đầy gió.

Nguồn: hotrodulichdalat.com

Sữa đậu nành - Ẩm thực cho trời lạnh Đà Lạt

Ai cũng biết đến giá trị dinh dưỡng của sữa đậu nành, nhưng không phải trong chúng ta, ai cũng hiểu hết giá trị phòng chống bệnh tật của nó. Mặc dù nhiều khía cạnh có ích cho sức khỏe của đậu nành hiện tại chưa được nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu lợi ích của đậu nành lên các bệnh mãn tính ở phụ nữ.
Ngoài việc là một bài thuốc cho sức khỏe, sữa đậu nành còn là thức uống rất ngon, nhất là trong những tiết trời lạnh có một cốc sữa đậu nành và vài cái bánh ngọt thì càng tuyệt vời hơn. Đây cũng chính là một trong những thức uống đặc trưng của Đà Lạt. Sữa đậu nành Đà Lạt thực chất không phải là một thức uống đặc trưng của ẩm thực Đà Lạt, nhưng nó lại là một trong những thành phần không thế thiếu trong những nét thơ đặc trưng của phố núi.

Hành trình đến với ly sữa đậu nành Đà Lạt

Trong bất kể một hành trình tour du lịch Đà Lạt nào của du khách, không bao giờ thiếu vắng những khoảnh khắc rất thi vị khi thưởng thức những ly sữa đậu nành Đà Lạt nóng thơm ngon gần Hồ Xuân Hương hay khu chợ đêm Đà Lạt sầm uất. Sữa đậu nành quá giản dị, quá phổ biến, ở đâu cũng có thể mua, ở đâu cũng có thể thưởng thức và bất kể là giờ nào trong ngày cũng có người phục vụ thức uống này. Làm sữa đậu nành thì cơ bản nhất để có sữa thơm ngon cũng chỉ tuân theo một quy trình chính là, đậu nành phải tươi mới, hạt chắc, đúng loại để làm sữa. Người ta ngâm đậu nành cho mềm, rồi xay, rồi lọc nước, rồi nấu lên, cho một ít lá dứa thơm, chút đường, canh vừa lửa quấy đều tay cho sữa khỏi khê, nấu với một khoảng thời gian nhất định, cho đến khi sữa đặc, sôi đều, chín kỹ là hoàn tất.

sữa đậu nành ẩm thực đà lạt
Những lý sữa đậu nành nóng bên đĩa bánh ngọt - nét ẩm thực Đà Lạt

Sữa đậu nành nguyên chất thơm ngon chỉ có thế, ai cũng có thể làm được, vùng miền nào cũng làm được. Ấy vậy mà sữa đậu nành Đà Lạt nhiều người đã xếp nó vào hàng thức uống đặc sản của phố núi và không ngớt lời ca tụng. Nếu như một lần cùng bạn bè hay đồng nghiệp hoặc gia đình quây quần bên nhau, cùng thưởng thức ly sữa đậu nành thơm ngon nóng hổi trong tiết trời se lạnh của thành phố mù sương, khi du khách cảm nhận được hơi ấm toát ra từ những ngụm sữa giản dị, cũng là khoảnh khắc bồi hồi nhất mà bản thân chợt nhận diện được lý do tại sao người người lại ca tụng món sữa đậu nành Đà Lạt đến như thế. Cái ấm áp của món sữa đậu nành Đà Lạt mang lại không phải là cái ấm áp từ da thịt, mà là sự ấm nồng trong bầu khí thân thiện giữa con người với nhau. Hương vị thơm ngon của sữa không chỉ là những gì đọng lại ở vị giác khứu giác, mà là những hương vị ngạt ngào của tình thân, của tình yêu, của tình bạn đọng lại qua những sẻ chia, những hỏi han người ta dành cho nhau trong tiết trời lộng gió của miền đất cao nguyên Lâm Viên trầm lắng.

sữa đậu nành ẩm thực đà lạt
Thưởng thức những cốc sữa đậu nành bên bạn bè là nét ẩm thực độc đáo của Đà Lạt

Đi du lịch đâu chỉ là hành trình để thưởng ngoạn cái đẹp của quang cảnh thiên nhiên hay kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, mà nó còn là hành trình thắm đượm bao xúc cảm, bao thương yêu, bao nồng nàn tự đáy lòng, từ tâm hồn của mỗi người. Một ly sữa đậu nành Đà Lạt tuy giản dị vậy, nhưng trong không gian rộng lớn và tâm tư cùng khoáng đạt, ly sữa giản dị ấy trở thành một con đường du ngoạn thênh thang nối kết mọi tâm hồn và làm cho con người ta thêm gần gũi với nhau hơn.

Nguồn: hotrodulichdalat.com

Truyền thuyết về núi LangBiang Đà Lạt

Đà Lạt - Vùng đất với bao nhiêu truyền thuyết về các địa danh, các mối tình. Những câu chuyện được xây dựng lên từ lịch sử hình thành cũng như truyền miệng từ bao thế hệ nay. Một trong những câu chuyện tình để lại sâu lắng trong lòng những du khách là Chuyện tình về truyền thuyết núi Langbiang.

GIỚI THIỆU VỀ NÚI LANGBIANG ĐÀ LẠT

Núi Langbiang thuộc huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam. Cách trung tâm thành phố Đà Lạt 12km, đỉnh Langbiang cao 2.167 m so với mặt nước biển là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất tại Đà Lạt hiện nay.

núi langbiang đà lạt

Trải nghiệm bay dù trên đỉnh núi Langbiang

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH NÚI LANGBIANG

Người xưa kể lại rằng: Ngày ấy tại đây đã xảy ra câu chuyện tình về chàng K’Lang (người dân tộc Lát) và người con gái tên Howbiang (người dân tộc Chil). Howbiang cùng dân làng của mình gặp nạn và chàng K’Lang đã dũng cảm cứu nàng thoát khỏi đàn sói hung dữ. Một lần gặp gỡ nhưng hai người đã cảm mến, rồi họ đem lòng yêu nhau. Nhưng do lời nguyền giữa hai dòng tộc mà Howbiang không thể lấy K’Lang làm chồng.

núi langbiang đà lạt
Bức tượng tình yêu trên đỉnh núi Langbiang

Vượt qua tục lệ khắt khe và lễ giáo phong kiến của 2 bộ tộc, hai người vẫn quyết tâm đến với nhau. Họ trở thành chồng vợ rồi bỏ đến một nơi trên đỉnh núi cao ngất để sinh sống. Khi Howbiang bị bệnh, K’Lang tìm mọi cách để chữa nhưng không khỏi. Chàng đành quay về báo cho buôn làng để tìm cách cứu nàng. Kết thúc câu chuyện, Howbiang bị chết do nàng đỡ mũi tên có tẩm thuốc độc của buôn làng nhắm bắn K’Lang. Đau buồn khôn xiết, K’Lang đã khóc rất nhiều, nước mắt chàng tuôn thành suối lớn, ngày nay gọi là Dankia (Suối Vàng). Sau cái chết của hai người, cha của Biang đã rất hối hận, đứng ra nhận việc thống nhất các bộ tộc thành một dân tộc có tên là K’Ho. Từ đó các đôi nam nữ trong làng dễ dàng đến với nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’Lang và nàng Howbiang chết lúc bấy giờ được đặt tên là Langbiang – tên ghép của đôi trai gái, để tưởng nhớ đến hai người và tình yêu thủy chung của họ.

CÁC DỊCH VỤ VUI CHƠI GIẢI TRÍ TẠI NÚI LANGBIANG

Langbiang là điểm thu hút du khách với phong phú các loại thảo dược và thảo mộc, các loại chim thú quý hiếm cùng các loại hình du lịch hấp dẫn như: leo núi và nghiên cứu về sinh thái, văn hóa dân tộc.

núi langbiang đà lạt
Những loài chim quý trên đỉnh núi Langbiang

Khướu đầu đen má xám (Garrulax Yersinii), loài đặc hữu Việt Nam, sống ở vùng núi cao trên 1.500m, được đặt tên Yersin vì đã phát hiện lần đầu trên cao nguyên Langbiang. Nếu du khách không thích đi bằng xe Jeep lên đỉnh núi, du khách có thể chinh phục đỉnh núi bằng cách đi bộ theo con đường nhựa xuyên qua những cánh rừng thông và những nhà dân tộc.

Đến với Langbiang du khách còn được thưởng thức chương trình giao lưu, đốt lửa trại, uống rượu cần với đồng bào dân tộc, nghe họ kể những câu chuyện và văn hoá của dân tộc.

núi langbiang đà lạt
Đốt lửa trại là nét văn hóa đặc trưng của người K'ho

Ở Tây Nguyên có duy nhất một ngôi làng dưới chân núi Langbiang (Lâm Đồng) mà cả làng làm nghề ca hát, bạn có thể giao lưu, đốt lửa trại chung vui với đồng bào dân tộc

núi langbiang đà lạt
Thưởng thức những bình rượu cần, tham gia các lễ hội múa cồng chiêng

Tại đỉnh núi Langbiang, có các dịch vụ như nhà hàng, quán cà phê và các dịch vụ khác như: ống nhòm nhìn thành phố Đà Lạt từ trên cao, cưỡi ngựa chụp hình. Đặc biệt, trên đỉnh núi còn có vườn hoa, tượng chàng K’lang và nàng Hơbiang, khu bán hàng lưu niệm,…

Từ trên đỉnh núi, du khách có thể nhìn thấy Suối Vàng và Suối Bạc và toàn cảnh Đà Lạt trên cao với những màn sương mù bay phất phơ trước mặt làm bạn cứ ngỡ như là đang ở trên mây.

Nguồn: hotrodulichdalat.com

Du lịch làng hoa Thái Phiên Đà Lạt

Với hơn 4.000 lượt khách mỗi năm đến tham quan, từ hơn 2 năm trở lại đây, Làng hoa Thái Phiên Đà Lạt đã được công nhận là làng hoa truyền thống. Hàng năm du khách trong và ngoài nước, trong đó có cả khách ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc đến để học cách trồng hoa, quy trình cắt tỉa và chăm sóc hoa.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LÀNG HOA THÁI PHIÊN

Cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 4 km, Làng hoa Thái Phiên vốn là vùng núi hoang vu và là nơi săn bắn của vua Bảo Đại vào những năm 1945 đến 1954.

Nay Thái Phiên (thuộc phường 12, TP Đà Lạt) được biết đến như một địa danh với các sản phẩm atisô, rau các loại và đặc biệt là hoa.

làng hoa thái phiên đà lạt

Làng hoa Thái Phiên nổi tiếng với loài hoa Cúc Nhật

Được biết, năm 1954, có khoảng 40 hộ người Việt gốc Nghệ An sống ở Lào hồi hương về sống tại Đà Lạt. Ngay từ khi lập ấp, người dân đã chọn trồng cây ăn trái, trồng rau và một số loại hoa địa phương. Đến năm 1956, các giống hoa có nguồn gốc từ Pháp như Hoàng Anh, lay-ơn, Xạc-ra, Cúc đỏ, Cẩm tú cầu, hoa Hồng, Cúc… bắt đầu được người dân nhập về trồng thử. Hiện nay, nghề trồng hoa ở Thái Phiên khởi sắc lên một tầm cao mới.

THAM QUAN LÀNG HOA THÁI PHIÊN ĐÀ LẠT

Bên cạnh những giống hoa truyền thống nay có thêm nhiều giống hoa mới như cúc Nhật, lyly trắng, cẩm chướng, cát tường, tulip…

Từ trên cao nhìn xuống, Làng hoa Thái Phiên ấn tượng bởi những mái nhà plastic xanh, đỏ nối tiếp nhau của những khu trồng hoa. Khi đêm xuống, làng hoa trở nên lung linh, lấp lánh bởi hàng ngàn bóng đèn 3U thắp sáng những vườn hoa cúc cả một vùng đồi.

làng hoa thái phiên đà lạt

làng hoa thái phiên đà lạt
Công nghệ trồng hoa trong nhà kính, hệ thống tưới tự động tại Làng hoa Thái Phiên

Đến thăm làng hoa Thái Phiên, bạn sẽ bị choáng ngợp bởi vẻ đẹp rực rỡ, đa sắc màu của rất rất nhiều loại hoa được chăm chút cẩn thận bởi các nghệ nhân. Theo thời gian, trồng hoa đã trở thành một nghề sản xuất của người dân Thái Phiên và thị trường tiêu thụ đến nay được mở rộng tới Sài Gòn, Hà Nội, Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc …

làng hoa thái phiên đà lạt

Sản lượng hoa hằng năm của làng hoa Thái Phiên đạt 300 triệu cành, trong đó hoa cẩm chướng cũng là loài hoa đặc trưng của Thái Phiên.

Người dân làng hoa Thái Phiên rất tích cực và năng nổ trong việc tiếp cận và ứng dụng phương pháp canh tác hoa theo công nghệ tiên tiến. Người ươm giống, trồng cây, chăm bón, người thu hái, bao gói, đóng thùng sản phẩm. Vào thời điểm thu hoạch, nhất là dịp Tết cận kề, không khí ở Thái Phiên trở nên sôi sục với các loại phương tiện vận chuyển hoa xuất hiện ở mọi ngả đường.

làng hoa thái phiên đà lạt

Mỗi ngày trang trại cung cấp hàng ngàn cành hoa đủ màu sắc, sau đó được đóng gói ,vận chuyển đi các tỉnh, thành trong cả nước. Người dân Thái Phiên mong muốn, không chỉ xây dựng hoàn chỉnh một nền sản xuất hoa công nghệ cao, mà còn biến làng hoa thành địa chỉ tham quan thú vị cho du khách xa gần thưởng lãm.

làng hoa thái phiên đà lạt
Làng hoa Thái Phiên, địa chỉ du lịch quen thuộc của nhiều du khách khi đến Đà Lạt

Trong khi ban ngày Thái Phiên rực rỡ với muôn nghìn loài hoa khoe sắc thắm, thì ban đêm nơi đây lại thu hút bởi vẻ đẹp lung linh của ánh đèn vàng. Từ trên cao nhìn xuống, cả làng hoa như một “thành phố” ánh sáng đầy quyến rũ với những vườn hoa điệp trùng, lấp lánh cả một vùng đồi.

Đây có lẽ là niềm vui lớn, là thành quả xứng đáng dành cho những đóng góp tâm huyết của những nghệ nhân làng hoa Thái Phiên. Hy vọng trong tương lai không xa, Thái Phiên sẽ trở thành thương hiệu hoa được biết đến không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn trên quốc tế, thu hút được nhiều khách du lịch hơn nữa, và trở thành điểm đến không thể bỏ lỡ của mọi du khách khi đến với Đà Lạt.

Bạn yêu hoa và muốn đắm mình say sưa trong những khóm hoa muôn sắc?
Chúng tôi sẽ mang thiên đường hoa – một tiên cảnh trần gian đến với “gót son” của quý khách!


Nguồn: hotrodulichdalat.com

Khám phá khu du lịch thác Voi - Đà Lạt

Nằm trên tuyến đường Đà Lạt - Nam Ban, vượt qua những đoàn đường đèo khúc khuỷu với những đồi thông bạt ngàn, du khách sẽ đến được nơi được gọi là bồng lai tiên cảnh, đó là khu du lịch thác Voi Đà Lạt, ngay gần chùa Linh Ẩn

Đa số khách đi tour du lịch Thác Voi Đà Lạt đều dừng chân lại phía sau “bầy voi” quỳ hóa đá để ngắm thác và ghi lại những bức ảnh đánh dấu một chuyến đi đầy thú vị. Tiếng thác đổ là tiếng hát véo von, kéo dài đến vô tận. Vì thế,“bầy voi” mãi hóa đá dưới dòng suối trong bên tiếng hát trong trẻo này.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH THÁC VOI ĐÀ LẠT

Các già làng K'ho cư trú lâu đời ở thị trấn Nam Ban kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp và có giọng hát rất hay. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Họ đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B'ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa.

khu du lịch thác voi đà lạt
Hình ảnh đàn voi phủ phục hóa đá dưới khu du lịch thác Voi Đà Lạt

Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K'ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt.

khu du lịch thác voi đà lạt
Thác Voi với vẻ đẹp hoang sơ kỳ vỹ nhìn dưới mọi góc độ

TỔNG QUAN THÁC VOI ĐÀ LẠT

Thác Voi hay còn được gọi là thác Liêng Rơwoa thuộc thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà), cách Khu Hòa Bình 24km về hướng Tây Nam. Thác cao hơn 30m nằm trên dòng suối Cam Ly.

Năm 2001, Thác Voi được Nhà nước công nhận là danh thắng cảnh cấp quốc gia.

NÀO TA CÙNG THAM QUAN THÁC VOI ĐÀ LẠT

khu du lịch thác voi đà lạt

Đi Đà Lạt mà không tới thác Voi thì đó sẽ là điều đáng tiếc nhất

Du khách muốn thưởng thức đầy đủ vẻ đẹp hoang sơ của thác Voi Đà Lạt phải "chinh phục" 145 bậc tam cấp vòng vèo: khi là những bậc đá thiên tạo "ăn" vào vách núi cheo leo, lúc là các tấm ván của chiếc cầu gỗ xinh xinh chênh vênh bên bờ vực thẳm. Ngút tầm mắt là rừng đại ngàn với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân và cành chằng chịt dây leo.

Giữa mênh mang, lớp lớp cây rừng màu xanh ngắt hoặc điểm xuyến những chòm lá đỏ rực như lửa, những thảm hoa màu vàng tươi hoặc tím biếc đẹp đến lạ lùng. Dưới chân thác và trong cánh rừng già xuất hiện một số tảng đá lớn có hình thù hệt như những con voi. Thế nên, tiếng thác đổ ầm ào khiến người thưởng ngoạn tưởng như có một đàn voi chạy đua hoặc tung vòi phun nước đùa nghịch với nhau.

khu du lịch thác voi đà lạt

Ngay chân Thác Voi có rất nhiều mỏm đá trơn và nhọn, du khách cần phải hết sức cẩn thận

Khi xuống đến chân thác, phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Đó là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50m với những vách đá có các hình thù, màu sắc rất lạ mắt. Rễ cây và dây leo đan xen chằng chịt tạo thành một lối đi hết sức lạ mắt và kỳ quái.

khu du lịch thác voi đà lạt
Hang dơi - Thác Voi với nhiều điều bí ẩn, lạnh lẽo

Ngoài vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng, hùng vĩ đó, thác Voi từng là cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ hào hùng của dân tộc ta. Tuy mới được tôn tạo thành điểm tham quan du lịch Đà Lạt trong những năm gần đây, nhưng thác Voi nhanh chóng được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia bằng chính sự hùng vĩ của nó.

Để có thể lựa chọn những nhà nghỉ giá rẻ ở Đà Lạt thuận lợi cho việc ăn nghỉ, tiết kiệm chi phí để làm việc khác, bạn liên hệ theo số hotline: 01679 389 559 để được tư vấn miễn phí

Nguồn: vnexpress.net

Khám phá 3 Dinh Bảo Đại - Đà Lạt


Năm trụ khi không rớt cái ình,
Đất trời sấm dậy thảy đều kinh.
Bài không đeo nữa đem dâng Lại,
Đàn nỏ ai nghe khéo dấu Hình.
Liệu thế không xong Binh chẳng được,
Liêm đằng giữ tiếng Lễ đừng rinh.
Công danh thôi thế là hưu hỉ,
Đại sự xin nhường lớp hậu sinh.

Dinh Bảo Đại Đà Lạt hiện nay là điểm đến thu hút khách du lịch bốn phương trong và ngoài nước. Du lịch Đà Lạt các bạn có thể khám phá lịch sử thời Vua Bảo Đại huy hoàng và thưởng ngoạn phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây.

ĐÔI NÉT TIỂU SỬ VỂ BẢO ĐẠI

Hoàng đế sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 tại kinh thành Huế, là người con trai duy nhất của Nguyễn Hoằng Tông Khải Định hoàng đế, mẹ là Từ Cung Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc. Về thân thế của Bảo Đại Đế cho đến nay vẫn còn nhiều nghi ngờ, vì Khải Định Đế bị mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà.

Ngày 28 tháng 4 năm 1922, khi được 9 tuổi, ông được xác lập làm Đông cung Hoàng Thái tử. Ngày 15 tháng 6 năm 1922, ông cùng Khải Định Đế lần đầu sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp.

Tháng 6 năm 1922, Vĩnh Thụy được vợ chồng cựu Khâm sứ Trung kỳ là Jean François Eugène Charles nhận làm con nuôi và học ở trường Lycée Condorcet rồi sau ở trường Sciences Po (École libre des sciences politiques), Paris. Tháng 2 năm 1924, ông về nước để dự Lễ Tứ Tuần Đại Khánh của Khải Định Đế, đến Tháng 11 trở lại nước Pháp để tiếp tục học.

Ngày 6 tháng 11 năm 1925, Khải Định Đế băng hà, Hoàng thái tử Vĩnh Thụy về nước thọ tang. Ngày 8 tháng 1, Thái tử được tôn lên kế vị làm Hoàng đế kế nhiệm, ông lấy niên hiệu Bảo Đại, lúc này ông mới 12 tuổi. Tháng 3 cùng năm, Bảo Đại Đế trở lại Pháp để tiếp tục học tập. Từ niên khóa 1930, Bảo Đại Đế theo học trường Khoa học Chính trị (Sciences Po).

Sau 10 năm đào tạo ở Pháp quốc, ngày 16 tháng 8 năm 1932, Bảo Đại Đế cùng triều quan, xuống tàu D Artagnan về nước. Ngày 19 tháng 9 năm 1932, Bảo Đại Đế ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Đại Nam hoàng triều. Văn bản này hủy bỏ "Quy ước" ngày 16 tháng 11 năm 1925 lập ra sau khi Hoằng Tông Khải Định Đế băng không lâu.

GIỚI THIỆU DINH BẢO ĐẠI ĐÀ LẠT

Dinh Bảo Đại Đà Lạt bao gồm Dinh I, Dinh II, Dinh III. Trong đó Dinh III là nơi được đông đảo du khách tham quan nhất vì đây là nơi sinh thời Vua Bảo Đại sống, sinh hoạt và làm việc và được bảo tồn nguyên vẹn nhất trong các dinh của Bảo Đại tại Thành Phố Đà Lạt.

KIẾN TRÚC DINH BẢO ĐẠI ĐÀ LẠT

Dinh Bảo Đại gồm có 3 Dinh:

1. Dinh I Bảo Đại

Dinh 1 Bảo Đại, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Nằm cách trung tâm Đà Lạt 4 km hướng Đông Nam, nằm trên một ngọn đồi cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Đi tới đường Trần Quang Diệu quý khách hỏi Dinh I Bảo Đại người dân nơi đây sẽ chỉ các bạn đến Dinh I. Được một người Pháp triệu phú xây năm 1940, ông tên là Robert Clément Bourgery. Diện tích khu vực khoảng 60 ha, khi vua Bảo Đại nắm quyền đã mua lại vào năm 1949.


dinh bảo đại đà lạt
Dinh I Bảo Đại là công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính

Khi Vua Bảo Đại cho sửa sang lại thì phát hiện một đường hầm phía sau Dinh I, Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh. Vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín bí mật đường hầm này.

2. Dinh II Bảo Đại

Dinh II Bảo Đại năm trên đường Trần Hưng Đạo, Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Dinh II nằm trên một ngọn đồi thông có độ cao 1.540m so với mặt nước biển Dinh II còn gọi là "Dinh Toàn Quyền" là nơi làm việc của Jean Decoux. Công trình được xây dựng vào 1933 có tới 25 phòng sang trọng.

dinh bảo đại đà lạt
Hiện nay, dinh II Bảo Đại được sử dụng làm nhà khách của Văn phòng UBND tỉnh Lâm Đồng

Để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bản thân và gia đình, toàn quyền Jean Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật và kiên cố. Thời kỳ tổng thống Ngô Đình Diệm, Dinh II  Bảo Đại là nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu và vợ là Trần Lệ Xuân. Tướng Nguyễn Khánh cũng chọn Dinh II làm Tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát.

3. Dinh III Bảo Đại

Dinh III Bảo Đại nằm ở Phường 4, tp. Đà Lạt, Lâm Đồng, Việt Nam. Xung quanh bao bọc bởi rừng thông còn gọi là rừng Ái Ân. Dinh III còn gọi là Biệt Điện Quốc Trưởng của Vua Bảo Đại. Bảo Đại là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến tại Việt Nam.

dinh bảo đại đà lạt
Dinh III là nơi ở và làm việc của Vua Bảo Đại

Cũng giống như Dinh IDinh II, Dinh III là công trình kiến trúc độc đáo đồ sộ, được xây vào năm 1933 gồm có 25 phòng rất sang trọng. Biệt điện có 2 tầng:

dinh bảo đại đà lạt

Phòng tiếp khách của vua Bảo Đại tại dinh III

Tầng trệt: dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên.
Tham khảo: Kinh nghiệm du lịch Đà Lạt

Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Shihanouk (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.

Tầng lầu:

dinh bảo đại đà lạt
Phòng sinh hoạt của gia đình Bảo Đại tại dinh III

Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng.

Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

dinh bảo đại đà lạt
Dinh III Bảo Đại còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc.

dinh bảo đại đà lạt
Tại dinh III Đà Lạt khách du lịch có thể đóng làm vua và hoàng hậu để chụp ảnh bên ngai vàng

Các bạn đi du lịch Đà Lạt đừng quên ghé thăm các dinh của Vua Bảo Đại nhé. Chúc các bạn có chuyến tham quan thoải mái và ý nghĩa nhất. Để có thể đặt phòng nhà nghỉ giá rẻ ở Đà Lạt, bạn có thể liên hệ số hotline: 01679 389 559 để được tư vấn miễn phí

Nguồn: wikipedia.org