Với mong muốn tái tạo lại lịch sử hình thành gần 300 năm của Thành phố Đà Lạt, đại gia "khùng" Trịnh Bá Dũng đã thiết kế đường hầm đất sét dài 1,2 km vừa là thú vui vừa muốn để lại gì đó cho đời. Với chi phí 200 tỷ, ông đã cho ra đời tác phẩm điêu khắc có một không hai, đó là Đường Hầm Điêu Khắc hay còn gọi là đường hầm đất sét, một địa điểm du lịch mới nhưng đang là một trong những địa điểm thu hút rất đông khách du lịch. Hãy cùng dulichphuotdalat khám phá nhé.
Lịch sử hình thành đường hầm điêu khắc đất sét
Chủ nhân đường hầm điêu khắc - anh Trịnh Bá Dũng nhận thấy Đà Lạt là một điểm du lịch nổi tiếng nhưng mọi người chỉ khai thác những sản phầm có sẵn và na ná nhau, nếu có một sản phẩm độc đáo, lạ thì sẽ thu hút khách. Ý tưởng về công trình kiến trúc bằng chất liệu đất đỏ bazan bắt đầu có từ đây.
Kể từ khi xác định sẽ xây “ngôi nhà mơ ước” này, anh Dũng tiếp tục những chuyến đi thực tế đến các nước Châu Âu như Hà Lan, Áo, Pháp, nơi có những công trình kiến trúc độc đáo nhất để tìm hiểu. Trải qua nhiều lần thất bại nhưng tình yêu với xứ sở hoa anh đào đã giúp anh thành công với công trình đất sét có một không hai.
Anh Trần Việt Nghĩa bên bức tượng bác sĩ Alexandre Yersin - một trong những người đầu tiên khám phá ra Đà Lạt
Đường hầm đất sét - kỳ quan mới của Đà Lạt
Đường hầm đất sét này được bắt đầu xây dựng từ năm 2010 với chiều dài khoảng 2 km tính tới nay chủ nhân của nó anh Trịnh Bá Dũng đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng.
Điều hấp dẫn du khách ghé thăm khu du lịch này là vì nó tái hiện về lịch sử thành phố Đà Lạt từ thưở ban sơ cho tới một Đà Lạt năng động và hiện đại như bây giờ. Anh Dũng nói " Toàn bộ công trình đường hầm điêu khắc có 2 chủ đề chính là tái tạo lịch sử thành phố Đà Lạt và những câu chuyện nhân văn hóa, nhân văn có tính giáo dục.
Cảnh quan khu du lịch đường hầm điêu khắc đất sét
Ở chủ đề thứ nhất, tôi khắc họa lịch sử Đà Lạt theo các giai đoạn: từ thuở hoang sơ đến năm 1893 năm mà Yersin khám phá ra cao nguyên Langbiang với những truyền thuyết về thiên nhiên hoang dã được khắc họa đầy đủ từ đủ loại thú rừng đến thiên nhiên hoang sơ. Tiếp theo là giai đoạn bác sĩ Yersin khám phá Đà Lạt.
Giai đoạn này được minh họa bằng những công trình kiến trúc và văn hóa độc đáo như ga xe lửa, dinh Bảo Đại, trường Lycée Yersin, Viện Pasteur, Đại học Đà Lạt, Khách sạn Palace, nhà thờ Con Gà, Giáo hoàng học viện, chùa Linh Sơn, hồ Xuân Hương, cầu Ông Đạo, chợ Đà Lạt…
Mô hình ga xe lửa Đà Lạt tại đường hầm điêu khắc đất sét
Cuối cùng là Đà Lạt hiện tại và tương lai với nhiều kiến trúc mới, như: Sân bay Liên Khương, đường cao tốc, hồ Tuyền Lâm, thung lũng Tình yêu...”.
Đường hầm này cũng chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu, sau 4 năm mày mò chủ nhân của nó mới tìm ra công thức biến đất sét thành một chất liệu mới có màu độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường.
Tháp chuông khổng lồ tại khu du lịch đường hầm điêu khắc đất sét
Chuyến khám phá đường hầm đất sét độc đáo này bắt đầu từ đầu con rồng và điểm kết thúc là đuôi của nó. Vừa bước vào cổng khu du lịch mọi người sẽ thấy một con rồng khổng lồ nơi mà bất cứ du khách nào cũng muốn chụp một vài kiểu ảnh để làm kỷ niệm và khoe với bạn bè.
Những kỷ lục của đường hầm điêu khắc đất sét
Trong đường hầm điêu khắc có một ngôi nhà đã được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác nhận 2 kỷ lục đó là : Ngôi nhà đất đỏ Bazan không nung đầu tiên có phong cách độc đáo nhất và ngôi nhà đất đỏ bazan không nung có mái đắp nổi hình bản đồ Việt Nam đầu tiên và có diện tích lớn nhất.
Ngôi nhà đất đỏ bazan không nung xác lập 2 kỷ lục Guiness Việt Nam.
Đặc biệt là các vật dụng trang trí nội thất cũng đều được làm bằng đất đỏ bazan như: giường ngủ, bàn ghế, lò sưởi, nhà tắm, bồn rửa mặt…Tất cả đều được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như một ngôi nhà bình thường, chớ không đơn thuần chỉ để trưng bày.
Giường ngủ và phòng tắm có thể sử dụng bình thường ở khu nhà đất kỷ lục.
Ngôi nhà độc đáo này có diện tích khoảng 90m2 ngoài bản đồ còn có tên của 2 quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam là Trường Sa và Hoàng Sa. Đây thực sự là một điểm du lịch có tính giáo dục nhân văn cao đối với thế hệ của chúng ta hiện nay và mai sau.
Nguồn: http://dulichphuotdalat.blogspot.com/
EmoticonEmoticon