Du lịch chùa Thiên Vương Cổ Sát

Vị trí địa lý chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Tàu hay chùa Phật Trầm có tên gọi đầy đủ là chùa Thiên Vương Cổ Sát. Chùa được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôle.

Vị trí: Chùa Thiên Vương Cổ Sát tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Chùa theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc.


chùa thiên vương cổ sát đà lạt
Cổng vào chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu)

Lịch sử hình thành chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Tàu được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôn. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng. Lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thông thoáng cho hai tòa nhà còn lại. Chùa Thiên Vương Cổ Sát thuộc dòng Hoa Nghiêm tông (Trung Quốc).

Miêu tả chùa Thiên Vương Cổ Sát

Từ cổng chính sau khi leo lên các bậc tam cấp khá cao của chùa và gần như xe không thể lên được. Du khách đi bộ lên cổng Tam Quan, vào cổng Tam quan là đến toà Từ bi Bảo Điện và ngay ở trung tâm này là pho tượng Ðức Phật Di Lặc cao 3m, được sơn son thiếp vàng. Hai bên là bốn bức tượng Tứ Đại Thiên Vương cao 2,6m được đúc bằng xi măng vô cùng to lớn và tượng thần Thiện và Ác vô cùng oai nghiêm. Phía bên trái của Từ Bi Bảo Điện là bàn xoay kỳ diệu. Đây cũng chính là điều thu hút du khách bốn phương vì sự kỳ diệu của nó. Qua một khoảnh sân là đến Minh Quang Bảo Điện, tại đây thờ Tây Phương Tam Thánh gồm các tượng A Di Đà Phật ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải. Đây là những bức tượng quí được tạc từ gỗ trầm, cao 4m và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông năm 1958. Nơi đây cũng còn hai tượng Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên vách bảo điện. Phía sau chùa, nơi trước đây là cốc của nhà sư Thọ Giã, đã xây dựng Thích Ca Phật Đài cao chừng 10m thật đẹp giữa đồi thông lộng gió. Hiện chùa chỉ có bà Diệu Anh phụ trách hoa, đèn và đọc kinh.

Phía sau 3 chiếc đỉnh bằng xi măng là tòa Quang Minh bảo điện, là công trình kiến trúc chính của ngôi chùa này. Tòa Quang Minh bảo điện này có hình tứ giác, có cạnh 15m và chiều cao 12m. Bên trong có thờ Tây Phương Tam Thánh bằng gỗ trầm hương gồm các tượng A Di Đà ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải.Mỗi pho tượng cao 4m, nặng 1.500 kg.Trên đỉnh mái có hình hai con rồng được sắp xếp theo thế hồi long. Các đầu đao của 2 tầng mái trên và dưới đều có gắn các cặp lưỡng long vươn đầu ra ngoài. Ngoài ra, hai bên tường phía trong Quang Minh bảo điện còn có các tranh vẽ phỏng theo các tích Phật. Nơi đây cũng còn hai tượng Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên vách bảo điện.


chùa thiên vương cổ sát đà lạt
Chùa thiên vương cổ sát (chùa Tàu)

Phía sau chùa, sau Quang Minh Bảo Điện - nơi trước đây là cốc của nhà sư Thọ Giã, là một pho tượng Phật Thích Ca đồ sộ, cao trên 10m, đang tọa thiền trên đài sen. Còn tầng dưới là nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương tới vãn cảnh chùa. 

Giá trị văn hóa của chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa mang đậm giá trị và phong cách kiến trúc chùa Hoa và hội quán. Hiện các tăng ni Phật Tử trong chùa đều nói được tiếng Quảng Đông. Đây là điểm tham quan vô cùng hấp dẫn của Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. Chùa mang một phong cách riêng bởi chùa nằm trong không gian vô cùng rộng rãi, thoáng mát, nằm trên một ngọn đồi cao, tách biệt với thành phố Đà Lạt ồn ào.
nguồn: lamdong.gov.vn

Một Blogger nghiệp dư thích tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ những người giỏi. Hy vọng với những gì đã biết và đang tìm hiểu sẽ giúp được cho cộng đồng một phần nào đó có ích.

Share this

Related Posts

Previous
Next Post »