Hiển thị các bài đăng có nhãn cac-diem-du-lich-da-lat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cac-diem-du-lich-da-lat. Hiển thị tất cả bài đăng

Khám phá đồi cù Đà Lạt

Anh nghiêng nghiêng Đồi cù
Em lững lờ Xuân Hương…

Hai câu thơ của ai đó đã vô tình vẽ nên hai hình ảnh chủ đạo của thành phố mộng mơ – Đà Lạt. Qua đèo Prenn, xuyên qua những rừng thông bạt ngàn, du khách đã đặt chân đến thành phố cao nguyên. Từ phía bên kia hồ Xuân Hương - khách sạn Place, du khách có thể nhìn thấy những vú đồi cỏ xanh non tơ, như một giải lụa mềm mại vắt ngang Phố núi soi bóng xuống dòng “Cẩm Lệ” phẳng lặng… đó là Đồi Cù mà có người đã ví như trái tim, như nhịp thở của Đà lạt.

đồi cù đà lạt
đồi cù Đà Lạt

Lịch sử hình thành Đồi Cù Đà Lạt

Ngay từ năm 1942, khi thiết kế đồ án quy hoạch thành phố Đà lạt, kiến trúc sư Lagisquet đã khoanh vùng Đồi Cù như một khu vực "Bất khả xâm phạm" nhằm tạo một tầm nhìn thoáng đãng cho Đà lạt. Về sau, một kiến trúc sư người Scotland đã thiết kế - biến địa danh này thành một Sân Cù 9 lỗ có một Câu lạc bộ đầy đủ tiện nghi nổi tiếng vùng Đông Nam Á. Đồi cù có một tương truyền rất thú vị rằng: Ngày xưa, ở vùng này còn hoang sơ lắm. Đồi cù đã trở thành nơi hò hẹn lý tưởng của những đôi lứa đến tuổi cập kê, gồm 3 quả đồi được gắn 3 cái tên rất lãng mạn: đồi Gặp gỡ, Hò hẹn, Ái ân và có một dòng Cẩm Lệ liên kết 3 quả đồi lại với nhau. Ngã Năm Đại học bây giờ được gọi là Ngã Năm chờ đợi, đường Đinh Tiên Hoàng là đường Tình tự. Đồi cù đã đi vào tác phẩm thơ ca, nhạc,hoạ… của nhiều văn nghệ sỹ tâm huyết với thành phố mộng mơ này.

đồi cù đà lạt
sân gold đồi cù Đà Lạt

Tên Đồi Cù không rõ có từ bao giờ, còn vì sao gọi "Đồi Cù" lại có hai cách lý giải: Có người cho rằng, những quả đồi thoai thoải nơi đây khi nhìn từ xa giống như tấm lưng trần của những con cừu khổng lồ nên đã ví von gọi là "Đồi Cù"; cũng có người giải thích… vì nơi đây là một địa điểm chơi Golf hay còn gọi là đánh cù, nên tên gọi "Đồi Cù" từ đó mà có. Hiện nay Đồi Cù đã được nâng cấp thành sân Golf 18 lỗ, là nơi giải trí của giới thượng lưu trong và ngoài nước.

Nguồn: lamdong.gov.vn

Kỳ vỹ khu du lịch thác Voi

Thác Voi

Thác Liêng Rơwoa hay còn gọi là Thác Voi nằm ở thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, cách thành phố Đà Lạt 25km về hướng tây nam.
Đặc điểm: Thác Voi là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên hùng vĩ với chiều cao hơn 30m, rộng chừng 15m. So với thác Prenn thì độ đứng của thác là đẹp hơn.


khu du lịch thác voi
khu du lịch thác voi

Truyền thuyết thác Voi

Các già làng K'ho cư trú lâu đời ở miền đất này kể rằng: Ngày xưa, vị tù trưởng của vùng núi Jơi Biêng có cô con gái rất đẹp. Mỗi khi sơn nữ cất giọng hát thì lá rừng thôi xào xạc, đàn chim ngừng tiếng hót để lắng nghe. Người yêu của nàng là con trai của tù trưởng làng bên. Chàng được nhiều người yêu mến, quý trọng không chỉ bởi vóc dáng vạm vỡ, khuôn mặt khôi ngô mà còn vì sự gan góc, dũng cảm ít ai sánh kịp. Họ đã trao lời hẹn ước nên duyên chồng vợ song chàng trai phải lên đường giết giặc và rồi nhiều mùa trăng trôi qua mà chẳng thấy quay về. Cô gái đau khổ tìm đến ngọn núi hoang vắng mà trước kia họ từng hò hẹn, cất tiếng hát tha thiết, sầu thảm với hy vọng người trong mộng tìm về chốn xưa. Tiếng hát khiến loài chim B'ling xúc động. Chúng rủ nhau bay đi thật xa để dò la tin tức rồi về báo cho nàng biết là chàng trai đã hy sinh ngoài chiến trường. Thế nhưng, sơn nữ vẫn không chịu chấp nhận sự thật phũ phàng đó. Nàng cứ hát, hát mãi cho đến khi kiệt sức, ngã quỵ và không bao giờ gượng dậy được nữa. Đàn voi phủ phục nghe nàng hát bấy lâu nay cũng hóa đá lặng câm. Bỗng có tiếng nổ lớn, trời đất rung chuyển khiến ngọn núi gãy ngang và một dòng thác đột ngột tuôn chảy, tung bọt trắng xóa. Tiếng thác nước rì rầm hòa cùng tiếng xào xạc của rừng cây, tiếng líu lo chim hót như tiếp nối lời ca, tiếng đàn của sơn nữ xinh đẹp, thủy chung. Người K'ho bèn đặt tên cho thác là Liêng Rơwoa Jơi Biêng - thác của những con voi phủ phục hóa đá trước tình yêu nồng nàn, son sắt.


khu du lịch thác voi
khu du lịch thác voi Đà Lạt

Sẽ thật đáng tiếc khi đến du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng mà không tới thác Voi (Liêng Rơwoa)  kỳ bí, thơ mộng. Thác nước gắn liền với sự tích về mối tình thủy chung, bi tráng này đã được công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia. Dòng nước trong veo tuôn chảy qua sườn núi đá hoa cương trông thật ngoạn mục, nhất là khi ánh nắng rực rỡ chiếu rọi xuống thác làm bừng lên cầu vồng bảy sắc. Muốn xuống chân thác, du khách phải "chinh phục" 145 bậc tam cấp vòng vèo: khi là những bậc đá thiên tạo "ăn" vào vách núi cheo leo, lúc là các tấm ván của chiếc cầu gỗ xinh xinh chênh vênh bên bờ vực thẳm. Ngút tầm mắt là rừng đại ngàn với những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, thân và cành chằng chịt dây leo. Giữa mênh mang, lớp lớp cây rừng mầu xanh ngắt hoặc điểm xuyết những chòm lá đỏ rực như lửa, những thảm hoa màu vàng tươi hoặc tím biếc đẹp đến lạ lùng. Dưới chân thác Voi và trong cánh rừng già xuất hiện một số tảng đá lớn có hình thù hệt như những con voi. Thế nên, tiếng thác đổ ầm ào khiến người thưởng ngoạn tưởng như có một đàn voi chạy đua hoặc tung vòi phun nước đùa nghịch với nhau. Phía sau dòng thác trắng xóa đang tung bụi nước mù mịt là những hang động sâu hun hút đầy bí ẩn. Đó là hang Dơi ăn sâu xuống lòng đất đến 50m với những vách đá có các hình thù, mầu sắc rất lạ mắt. Rễ cây và dây leo đan xen chằng chịt, càng xuống sâu, hang càng tối nhờ nhờ và lạnh lẽo như động của phù thủy. Đó là hang Gió với lối vào rất hẹp nhưng bên trong khá rộng, vi vút tiếng sáo gió trời.

Bên cạnh vẻ đẹp quyến rũ, thơ mộng, thác Voi từng là cứ địa cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp - Mỹ. Mới được tôn tạo thành điểm tham quan du lịch trong những năm gần đây, song thác Voi nhanh chóng được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia. Một dự án đầu tư 20 tỷ đồng để nâng cấp thắng cảnh Liêng Rơwoa trong những năm 2003 - 2005 cũng đã được chính quyền địa phương phê duyệt. Tuy nhiên, nguyện vọng tha thiết nhất mà những người yêu thác Voi nhắn nhủ các nhà đầu tư là hãy thận trọng, đừng làm mất đi vẻ hoang sơ kỳ bí của sơn nữ Liêng Rơwoa.



Nguồn: lamdong.gov.vn

Du lịch thác Hang Cọp Đà Lạt

Đường đến thác Hang Cọp

Thác Hang Cọp cách thành phố Đà Lạt 15 km về hướng Đông, thuộc ấp Túy Sơn, xã Xuân Thọ. Thác nằm giữa khu rừng thông với diện tích 308 ha, chiều cao thác chừng 50 m, dài hơn 500 m, trên đường từ Đà Lạt về Dran (Đơn Dương). Thác Hang Cọp có nhiều tên gọi khác như: thác Ông Cọp, thác Ông Thuận, thác Đạ Sar, thác Thiên Thai, thác Long Nhân...

Buổi sáng, trời cao nguyên vần vũ sương mây, chúng tôi lên đường khám phá thác Hang Cọp. Từ Quốc lộ 22, cách Trại Mát chừng 3 km, xe máy tẽ vào một con đường nhỏ lởm chởm đá cuội. Đi được gần 2 km, con đường bắt đầu hiểm trở và khá nguy hiểm với nhiều khúc quanh “cùi chỏ”, một bên là vách đá dựng đứng, một bên là vực sâu thăm thẳm. Xe chầm chậm thả dốc xuống thung lũng hun hút, âm u... Tiếng thông reo vi vu, tiếng thác đổ ầm ì gợi cho chúng tôi thêm nhiều háo hức. Dã quỳ hoa vàng rực rỡ từng vạt dài, điểm xuyến giữa màu xanh chập chùng như cảnh thần tiên. Mimosa nhẹ nhàng, quý phái, e ấp giữa núi rừng hoang dã càng tăng thêm nét lãng mạn của cao nguyên. Khu du lịch sinh thái thác Hang Cọp hiện ra trước mắt chúng tôi với dáng vẻ hoang sơ, hùng vĩ và thơ mộng.


khu du lịch thác hang cọp đà lạt
thác hang cọp Đà Lạt

Mua vé vào cửa 7.000 đ/người và xe. Trong khoảng sân đầy hoa rừng, cỏ dại, chúng tôi bắt gặp tượng “chúa tể sơn lâm” dũng mãnh, cao khoảng 5 m, dài non 10 m, đứng trên một gò đất, ngước cổ như đang gầm thét. Men theo lối mòn quanh co, khúc khuỷu xuống một thung lũng hẹp, rừng đại ngàn thâm u, bí hiểm, khói sương mù mịt, một cây cầu treo lơ lửng giăng ngang mặt thác, trên độ cao 50 m. Tiếng thác va vào đá phát ra âm thanh như tiếng cọp gầm. Bên cạnh thác có một hang đá thiên nhiên rộng chừng hai gian nhà bếp, có 3 ngăn, 1 ngách và 2 miệng. Người Chi’ll gọi là Hang Cọp. Theo truyền thuyết của người Chi’ll, xưa kia, tại vùng rừng núi này có một con cọp rất hung dữ hoành hành. Người ta rất khiếp sợ và gọi cọp bằng “ông Ba Mươi”. Một dũng sĩ người Chi’ll dũng cảm, quyết tâm trừ hại cho dân, sau nhiều ngày theo dõi, chàng đã gặp và “tặng” con cọp hung dữ ấy một mũi tên vào chân. “Chúa sơn lâm” đau đớn vùng chạy vào trong rừng sâu, từ đó không thấy xuất hiện nữa. Hiện nay, gần thác Hang Cọp có tượng dũng sĩ người Chi’ll đang giương nỏ bắn cọp.

Khi hoàng hôn phủ xuống núi đồi, ánh mặt trời vàng nhạt xuyên qua những rừng thông cao vút rồi dần tắt lịm, lá cây hoa Móng Cọp khép mắt lại, là lúc muôn vàn âm thanh của rừng cũng bắt đầu trỗi dậy. Tiếng rừng thông lao xao, rì rào; tiếng chim bay về núi táo tác giữa không gian hoang sơ, u tịch và nổi lên, gờn gợn trong bóng chiều cô quạnh là tiếng “cọp gầm” đều đặn phát ra từ phía ngọn thác huyền thoại, có lúc ta giật mình tưởng như thật.

Đêm đến, khi ánh trăng nhô qua triền núi tỏa ánh sáng xanh trong huyền hoặc, sương mờ lãng đãng vấn vương trên ngàn cây ngọn cỏ... chúng tôi bày ra giữa sân nhà sàn một vò rượu cần, vừa đủ các thành viên ngà ngà say với thịt gà rừng luộc chấm muối ớt ăn kèm cùng măng chua. Cá lóc ở hồ, suối, thịt dẻ, ngon ngọt không thua cá ở đồng bằng... Một đêm trong rừng, bên thác Hang Cọp với nhiều cảm xúc lâng lâng trôi qua trong giấc ngủ yên bình, sảng khoái với cái rét dìu dịu trên độ cao 1.500 m.



khu du lịch thác hang cọp đà lạt
khu du lịch thác Hang Cọp Đà Lạt

Nếu đến thác Hang Cọp, hoặc các danh lam thắng cảnh, hay những bản làng của các dân tộc trên cao nguyên Lâm Viên vào những dịp lễ, tết, lễ hội Mừng lúa mới của người M’nông, lễ hội Ăn trâu của người K’ho, lễ cúng Thần Suối của dân tộc Mạ, lễ cúng Thần Bơ Mung của dân tộc Chu-Ru, bạn sẽ được dịp hòa nhập vào sinh hoạt, lễ hội của người dân tộc. Có thể bạn sẽ nắm tay một cô sơn nữ người Chi’ll xinh đẹp, cùng nhảy múa không biết mệt quanh ngọn lửa hồng trong đêm hội cồng chiêng nồng ấm giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn, hoang dã... Trước khi chia tay, nếu có may mắn, bạn sẽ được một cô gái K’ho, hoặc M’nông, hoặc Mạ “ngoéo tay” hẹn gặp lại. Ngón tay út của bạn và cô gái “móc ngoéo” vào nhau, đồng thời hai ngón tay cái chạm khít sát ở phần thịt đầu ngón, tạo ra hình trái tim là biểu hiện của tình cảm thơ ngây, hồn nhiên và sự luyến lưu, lãng mạn của người con gái núi rừng với người con trai phương xa, chẳng biết bao giờ gặp lại.


Xem thêm >>> Khu du lịch thác Pongour 


Nguồn: lamdong.gov.vn

Ấn tượng Dinh 3 Bảo Đại

Nguồn gốc tên gọi Dinh 3 Bảo Đại

Dinh 3 Bảo Đại là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ hè của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị hoàng đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Sau này khi người Pháp đưa Bảo Đại trở lại nắm quyền từ năm 1948 rồi thành lập “Hoàng triều Cương Thổ” vào năm 1950, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng. Được xây dựng từ năm 1933 gồm 25 phòng, Dinh 3 Bảo Đại là một tòa dinh thự vô cùng trang nhã, gắn mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi thông ở độ cao 1539m trên đường Triệu Việt Vương, cách trung tâm Đà Lạt chừng 2km về hướng Tây - Nam.
Dinh III nằm giữa rừng Ái Ân, trên đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Ernest Hébrard dành cho dinh toàn quyền. Toàn thể công trình chịu nặng phong cách kiến trúc Châu Âu, điển hình là trước biệt điện và sau biệt điện đều có vườn hoa.

dinh 3 bảo đại
Dinh 3 Bảo Đại

Do một may mắn của lịch sử, Biệt điện Quốc trưởng còn được bảo tồn gần như nguyên trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc căn phòng làm việc của vua Bảo Đại với những ấn tín quân sự, ngọc tỷ của Hoàng đế, quốc thư, quốc kỳ các nước có quan hệ ngoại giao, tượng bản thân của vua Bảo Đại và vua cha Khải Định, phòng của hoàng hậu Nam Phương, hoàng tử Bửu Long. Phương Mai công chúa, hình ảnh gia đình và những vật dụng thường ngày…tất cả đều như mới hôm qua một chút gì đó se sắt chạnh lòng gợi nhớ một thuở vàng son nay đã không còn !

Kiến trúc Dinh 3 Bảo Đại

Tương tự như Dinh II, Dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Biệt điện có 2 tầng:
Tầng trệt: Dùng làm nơi hội họp, yến tiệc, tiếp khách ngoại quốc và quan chức chính phủ Hoàng triều cương thổ. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Tại phòng khánh tiết vẫn còn một kỷ vật là bức tranh đền Angkor Wat do hoàng thân Shihanouk (Campuchia) tặng cho Bảo Đại.

dinh 3 bảo đại
Nội thất Dinh 3 Bảo Đại

Tầng lầu: Toàn bộ tầng 2 của dinh 3 Bảo Đại được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử Bảo Long, các công chúa Phương Mai, Phương Liên, hoàng tử Bảo Thăng. Phía ngoài phòng ngủ của cựu hoàng là Lầu Vọng nguyệt khá đẹp dùng làm nơi cựu hoàng và hoàng hậu ngắm trăng. Do thái tử Bảo Long là người được chọn kế nghiệp ngai vàng (từ năm 1939) nên trong phòng trang hoàng toàn màu vàng.

Vua Bảo Đại có một bà vợ chính thức là hoàng hậu Nam Phương (tên thật là Nguyễn Hữu Thị Lan), con nhà hào phú Nguyễn Hữu Hào). Từ năm 1949, khi hoàng hậu Nam Phương đưa các con sang sống, học tập bên Pháp thì Bảo Đại chung sống với 3 thứ phi là Bùi Mộng Điệp, Phi ánh và bà Jeny Woong (người Hương Cảng).

dinh 3 bảo đại
Phòng khách Dinh 3 Bảo Đại

Sau khi Bảo Đại qua Pháp sống lưu vong, dinh là nơi nghỉ mát cao cấp của chính phủ Ngô Đình Diệm và sau này là Dinh của Nguyễn Văn Thiệu. Sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc, trong nhiều năm, dinh thuộc Ban tài chính quản trị tỉnh uỷ Lâm Đồng và mới được giao về cho Công ty du lịch dịch vụ Xuân Hương quản lý từ giữa năm 2000.

Giá trị bảo tồn Dinh 3 Bảo Đại

Ngoài giá trị là một trong những kiến trúc Châu Âu đặc sắc, Dinh 3 Bảo Đại còn chứa đựng nhiều cổ vật cung đình Huế mà còn chứa đựng hầm rượu chìm dưới đất. Ngoài ra, Dinh 3 còn chứa những sản vật mà Bảo Đại săn bắt được như: 3 bộ da cọp, ngà voi. Dinh còn là điểm tham quan hấp dẫn trong số 2 Dinh còn lại.

Nguồn: lamdong.gov.vn

Du lịch chùa Thiên Vương Cổ Sát

Vị trí địa lý chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Tàu hay chùa Phật Trầm có tên gọi đầy đủ là chùa Thiên Vương Cổ Sát. Chùa được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôle.

Vị trí: Chùa Thiên Vương Cổ Sát tọa lạc trên đồi Rồng, tại số 385 đường Khe Sanh, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Chùa theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung Quốc.


chùa thiên vương cổ sát đà lạt
Cổng vào chùa Thiên Vương Cổ Sát (chùa Tàu)

Lịch sử hình thành chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa Tàu được Hòa thượng Thọ Dã thuộc Hội quán Triều Châu xây dựng năm 1958 gồm 3 gian nhà bằng gỗ lợp tôn. Năm 1989, ông Lê Văn Cảnh đã đứng ra trùng tu xây dựng. Lúc này ngôi nhà giữa đã được tháo dỡ nhằm tạo không gian thông thoáng cho hai tòa nhà còn lại. Chùa Thiên Vương Cổ Sát thuộc dòng Hoa Nghiêm tông (Trung Quốc).

Miêu tả chùa Thiên Vương Cổ Sát

Từ cổng chính sau khi leo lên các bậc tam cấp khá cao của chùa và gần như xe không thể lên được. Du khách đi bộ lên cổng Tam Quan, vào cổng Tam quan là đến toà Từ bi Bảo Điện và ngay ở trung tâm này là pho tượng Ðức Phật Di Lặc cao 3m, được sơn son thiếp vàng. Hai bên là bốn bức tượng Tứ Đại Thiên Vương cao 2,6m được đúc bằng xi măng vô cùng to lớn và tượng thần Thiện và Ác vô cùng oai nghiêm. Phía bên trái của Từ Bi Bảo Điện là bàn xoay kỳ diệu. Đây cũng chính là điều thu hút du khách bốn phương vì sự kỳ diệu của nó. Qua một khoảnh sân là đến Minh Quang Bảo Điện, tại đây thờ Tây Phương Tam Thánh gồm các tượng A Di Đà Phật ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải. Đây là những bức tượng quí được tạc từ gỗ trầm, cao 4m và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông năm 1958. Nơi đây cũng còn hai tượng Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên vách bảo điện. Phía sau chùa, nơi trước đây là cốc của nhà sư Thọ Giã, đã xây dựng Thích Ca Phật Đài cao chừng 10m thật đẹp giữa đồi thông lộng gió. Hiện chùa chỉ có bà Diệu Anh phụ trách hoa, đèn và đọc kinh.

Phía sau 3 chiếc đỉnh bằng xi măng là tòa Quang Minh bảo điện, là công trình kiến trúc chính của ngôi chùa này. Tòa Quang Minh bảo điện này có hình tứ giác, có cạnh 15m và chiều cao 12m. Bên trong có thờ Tây Phương Tam Thánh bằng gỗ trầm hương gồm các tượng A Di Đà ở giữa, Quan Thế Âm Bồ Tát bên trái và Đại Thế Chí Bồ Tát bên phải.Mỗi pho tượng cao 4m, nặng 1.500 kg.Trên đỉnh mái có hình hai con rồng được sắp xếp theo thế hồi long. Các đầu đao của 2 tầng mái trên và dưới đều có gắn các cặp lưỡng long vươn đầu ra ngoài. Ngoài ra, hai bên tường phía trong Quang Minh bảo điện còn có các tranh vẽ phỏng theo các tích Phật. Nơi đây cũng còn hai tượng Văn Thù và Phổ Hiền ở hai bên vách bảo điện.


chùa thiên vương cổ sát đà lạt
Chùa thiên vương cổ sát (chùa Tàu)

Phía sau chùa, sau Quang Minh Bảo Điện - nơi trước đây là cốc của nhà sư Thọ Giã, là một pho tượng Phật Thích Ca đồ sộ, cao trên 10m, đang tọa thiền trên đài sen. Còn tầng dưới là nơi nghỉ ngơi cho khách thập phương tới vãn cảnh chùa. 

Giá trị văn hóa của chùa Thiên Vương Cổ Sát

Chùa mang đậm giá trị và phong cách kiến trúc chùa Hoa và hội quán. Hiện các tăng ni Phật Tử trong chùa đều nói được tiếng Quảng Đông. Đây là điểm tham quan vô cùng hấp dẫn của Lâm Đồng và thành phố Đà Lạt. Chùa mang một phong cách riêng bởi chùa nằm trong không gian vô cùng rộng rãi, thoáng mát, nằm trên một ngọn đồi cao, tách biệt với thành phố Đà Lạt ồn ào.
nguồn: lamdong.gov.vn

Tham quan Chùa Linh Phước Đà Lạt

Vị trí chùa Linh Phước

Chùa Linh Phước tọa lạc tại số 120 Tự Phước, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 8 km về hướng Đông Nam. Chùa được khởi công xây dựng từ 1949 đến 1952 mới hoàn thành. Năm 1990 chùa trùng tu lại toàn bộ, xây dựng cổng tam quan ngay mặt đường để khách dễ nhận biết, vì thực tế chùa nằm sâu trong hẻm cách mặt đường chừng 80m.

chùa linh phước đà lạt
Mặt tiền Chùa Linh Phước Đà Lạt

Kiến trúc chùa Linh Phước

Gọi là chùa Ve chai vì ở đây có con rồng dài 49m, vây được đắp bằng các mảnh vỡ của 50 nghìn vỏ chai bia. Tên chính thức của ngôi chùa là Linh Phước, cách thành phố Đà Lạt khoảng 8 km. Ngoài kiến trúc độc đáo, nơi đây còn có một đại hồng chung được coi là lớn nhất Việt Nam.

Linh Phước tự tọa lạc trên một khu đất nằm bên phải quốc lộ 20 - đường từ Đà Lạt đi Cầu Đất, thuộc địa bàn Trại Mát, phường 11. Chùa do một số tăng ni, phật tử từ Thừa Thiên - Huế đến xây dựng từ năm 1949, nhưng chỉ bắt đầu được nhiều người biết đến kể từ năm 1990. Khi đại đức Thích Tâm Vị cho trùng tu lại toàn bộ kiến trúc và xây dựng thêm nhiều công trình mới.

Công trình đầu tiên gây được ấn tượng với khách hành hương là Long Hoa Viên, tạc hình con rồng uốn lượn dài tới 49 m quanh tượng đài Phật Di Lạc. Vây rồng được làm bằng mảnh vỡ của 50.000 vỏ chai bia, bên cạnh thân rồng có hồ nước và hòn giả sơn, có tượng Phật Di Lạc ngự trên đỉnh.

chùa linh phước đà lạt
Không gian bên trong chùa Linh Phước Đà Lạt

Đến với chùa Linh Phước, ngoài việc dâng hương lễ Phật, du khách còn được thưởng ngoạn những kiến trúc được xây dựng công phu. Trước hết phải kể đến chánh điện và Tiền đàn bảo tháp, một công trình kiến trúc đồ sộ và độc đáo: chánh điện dài 33 m, rộng 22 m; Tiền đàn bảo tháp cao 27 m được chạm trổ hình rồng. Lầu 1 có gian thờ 108 tượng "Thiên thủ thiên nhãn". Trong nội điện, tượng Phật Thích Ca cao 4,9 m kể cả tòa sen, phía trước được làm bằng bê-tông cốt thép, bên ngoài thiếp vàng, phía trước là bức Cửu long môn uốn mình chầu Phật.

chùa linh phước đà lạt
Quang cảnh chùa Linh Phước

Dọc hai bên chính điện là hai hàng cột rồng khảm mảnh sành tương tự như phong cách khảm tại các lăng mộ vua nhà Nguyễn. Bên trên hai hàng cột ấy là những bức phù điêu khảm sành mô tả lịch sử Đức Phật Thích Ca từ giáng sinh đến nhập niết bàn. Phía sau Tổ đường có bức phù điêu Thập bát La Hán và Thập mục Ngưu đồ, tất cả đều có vẻ đẹp hoành tráng làm du khách phải kinh ngạc.

chùa linh phước đà lạt
Con rồng - Biểu tượng chùa Linh Phước

Trước Long Hoa Viên là tòa Linh tháp 7 tầng, cao 36 m (được xem là bảo tháp cao nhất Đà Lạt hiện nay) đây là nơi thờ Phật, tôn trí xá lợi và cũng là bảo tàng viện. Lầu 1 còn có Đại hồng chung (đúc vào cuối năm Kỷ Mão 1999) được xem là lớn nhất Việt Nam hiện nay. Chuông cao 4,3 m, đường kính 2,3 m và nặng tới 8,5 tấn. Việc đúc chuông có sự đóng góp vật lực, tài lực của Phật tử, du khách từ Bắc chí Nam. Một nhóm nghệ nhân Huế đã có 3 đời đúc chông được mời đến đã dành ra hơn một năm để tạo khuôn, đúc và chạm khắc những hình ảnh trên chuông, bao gồm các ngôi chùa nổi tiếng của nước ta, tượng Phật nghìn mắt nghìn tay, các thắng cảnh…

Trước sân chùa còn có Bảo đài Quan Thế âm Bồ Tát tạo dáng rất hài hòa cân đối. Ở chùa Linh Phước hình tượng con rồng gần như bao quát toàn bộ kiến trúc của ngôi chùa, được chạm khắc, bài trí rất công phu trên các hàng cột, trên mái chùa cong…

Nguồn: lamdong.gov.vn

Lịch sử chùa Linh Sơn

Vi trí địa lý chùa Linh Sơn Đà Lạt

Chùa Linh Sơn là một trong những ngôi chùa lớn của thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Chùa tọa lạc số 120 đường Nguyễn Văn Trỗi, phường 2, thành phố Đà Lạt, trên một ngọn đồi cách trung tâm thành phố 700m về phía Tây Bắc. Chùa xây theo lối kiến trúc Á Đông, giản dị và hài hòa. Trước sân là tượng Bồ-tát Quan Thế Âm đứng trên đài sen, bên trái là một bảo tháp bát giác 3 tầng. Chung quanh chùa có nhiều cụm giả sơn và những hàng cây thông, bạch đàn, cây sao cao vút. Chánh điện bài trí trang nghiêm.


chùa linh sơn đà lạt

Tiền sảnh chùa Linh Sơn Đà Lạt

Chùa Linh Sơn được Hội Phật học Trung Phần khởi công xây dựng vào năm 1938, và hoàn thành vào năm 1940. Đây là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều hạng mục trên một khu vực rộng khoảng 4 hecta. Trong chùa, hiện có một pho tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen bằng đồng nặng 1250 kg, đúc năm 1952, và một đại hồng chung cũng bằng đồng, năng 700 kg, đúc năm 1958. 

Chánh điện chùa Linh Sơn

Từ năm 1938 tới nay, chùa trải qua các đời trụ trì: Hòa thượng Thích Trí Thủ, Hòa thượng Thích Diệu Hoằng, Hòa thượng Thích Từ Mãn, Hòa thượng Thích Bích Nguyên; và từ năm 1964 là Hòa thượng Thích Từ Mãn. Chùa Linh Sơn là một danh lam thắng cảnh bậc nhất của xứ hoa đào. Hàng năm, chùa đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái. Hiện nay, chùa Linh Sơn là nơi đặt văn phòng của Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng...
>>>Xem thêm: Chùa Linh Phước

Nguồn: lamdong.gov.vn

Khám phá bảo tàng Lâm Đồng


Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), là nơi trưng bày các hiện vật truyền thống và lịch sử của địa phương, đặc biệt là những hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa của vùng đất Lâm Đồng.

Vị trí: Bảo tàng nằm trên một ngọn đồi cao ở số 4 đường Hùng Vương, cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 3km về hướng đông bắc.

Đặc điểm: Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng là nơi trưng bày nhiều hiện vật truyền thống và lịch sử của địa phương, đặc biệt là những hiện vật thể hiện truyền thống văn hóa của vùng đất Lâm Đồng.
Nơi đây hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

- Thiên nhiên Lâm Đồng; 
- Đà Lạt xưa và nay;
- Những phát hiện về khảo cổ học ở Lâm Đồng;
- Những nét văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa (dân tộc Mạ, Cơho, Churu); 
- Quân và dân Lâm Đồng trong hai cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm;
- Nhân dân Lâm Đồng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

bảo tàng tỉnh lâm đồng
bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng trước đây đặt tại dinh thị trưởng cũ, trên một đỉnh đồi cao quanh co rất thơ mộng... được mệnh danh là “con đường tình ái”. Do cơ sở này được chuyển giao cho quân đội quản lý nên bảo tàng đã tạm ngưng hoạt động từ tháng 10/1990 đến 22/12/1996 thì hoạt động trở lại phục vụ khách tham quan và du lịch tại dinh Nguyễn Hữu Hào. Nơi đây nguyên là tòa biệt thự do ông Nguyễn Hữu Hào xây tặng con gái là Nam Phương Hoàng hậu.

Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng có nhiệm vụ sưu tầm và giới thiệu các nghiên cứu, phát hiện về khảo cổ học, dân tộc học và kháng chiến qua 2 thời kỳ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay bảo tàng đang có 9 phòng trưng bày gồm các chuyên mục:

- Các thời kỳ lịch sử.
- Các hiện vật khảo cổ do cơ quan công an và quản lý thị trường thu giữ.
- Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Làng.
- Các hiện vật khảo cổ tại duy chỉ Đại Lào và Đạ Đờn.
- Các hình thức cư trú, các dụng cụ săn bắt và hái lượm.
- Các nghề truyền thống.
- Các trang phục và sinh hoạt.
- Lễ hội truyền thống và đời sống văn hóa tinh thần.
- Các hiện vật về 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Ngoài những nội dung trên, Bảo tàng Lâm Đồng còn giới thiệu hai nhà sàn dân tộc Mạ và Cơho được phục dựng nguyên gốc và bên trong bài trí theo không gian sinh hoạt truyền thống. Du khách khi đến đây sẽ có cảm giác như đang được sống trong ngôi nhà của người Mạ, Cơho, nghe cô thuyết minh duyên dáng người Cơho giới thiệu về phong tục tập quán và nếp sinh hoạt trong ngôi nhà truyền thống của dân tộc mình.

Đến với Bảo tàng Lâm Đồng, du khách còn được hòa mình vào thiên nhiên thơ mộng, trữ tình của Đà Lạt, tham gia các trò chơi dân gian như ném còn, nhún đu, bịt mắt đánh chiêng hoặc thao tác các nghề truyền thống như làm gốm, in tranh Đông Hồ…
Đồng thời thưởng lãm hoa nghệ thuật, mang tên “Ngàn hoa Đà Lạt” với các loài hoa đặc trưng của Đà Lạt như: Hoa hồng, Cẩm tú cầu, Hoa lan, Hoa ly v.v.. được bảo quản bởi công nghệ Nhật Bản, có thể lưu giữ vẻ đẹp thuần khiết từ 3 đến 5 năm.

bảo tàng lâm đồng
Bên trong bảo tàng tỉnh Lâm Đồng

Quý khách thăm lại Cung Nam Phương Hoàng hậu, tìm hiểu kiến trúc tiêu biểu của Pháp tại thành phố Đà Lạt và hiểu thêm về Nam Phương Hoàng hậu - Vợ vua Bảo Đại, Hoàng hậu duy nhất của triều Nguyễn và là Hoàng hậu cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam.
Bảo tàng Lâm Đồng đã và đang trở thành một địa điểm ấn tượng và hấp dẫn cho du khách khi đến du lịch tại Đà Lạt - Lâm Đồng, và là nơi thu hút học sinh, sinh viên đến nghiên cứu và học tập.
Không chỉ dừng lại ở một bảo tàng đơn thuần, với chủ trương đa dạng hóa các hoạt động nhằm thu hút khách tham quan và du lịch, nơi đây sẽ dần dần định hình như một trung tâm sinh hoạt văn hóa. Bốn nhà sàn đặc trưng của các dân tộc bản địa Mạ, K’Ho, Churu sẽ được sưu tầm và đây cũng là nơi tổ chức giới thiệu một số sinh hoạt truyền thống như làm gốm, đan lát, dệt thổ cẩm... hoặc tổ chức các lễ hội như đâm trâu, cồng chiêng, uống rượu cần vào những dịp đặc biệt…
Ngoài ra, du khách còn được mục kích những bộ đàn đá Di Linh, B’Lao khá nổi tiếng có niên đại từ 3.500-3.000 năm, các di tích kiến trúc P’Roh (huyện Đơn Dương), Cát Tiên (huyện Cát Tiên), các di chỉ khảo cổ được khai quật từ mộ táng của các dân tộc bản địa như Đại Làng (huyện Bảo Lâm), Đại Lào (thị xã Bảo Lộc), Đạ Đờn (huyện Lâm Hà)…Đây là bộ sưu tập khá phong phú với gần 10.000 tiêu bản gốm sứ, hiện vật đồng, sắt có giá trị tầm cỡ ở khu vực Đông Nam Á. Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng đang có những nỗ lực nhằm tạo cho mình một sức hấp dẫn riêng biệt.


nguồn: lamdong.gov.vn

Đặc sắc Dinh 2 Bảo Đại

Dinh 2 Bảo Đại được xây dựng từ năm 1933 là một tòa lâu đài tráng lệ gồm 25 phòng được bài trí cực kỳ sang trọng. Tọa lạc trên một ngọn đồi thông rợp bóng ở độ cao 1.540m trên đường Trần Hưng Đạo, cách trung tâm Đà Lạt 2km về hướng Đông-Nam.

Đứng ở nơi đây, du khách có thể nhìn thấy hồ Xuân Hương cách xa chừng 1km thấp thoáng qua những tán lá thông. Dinh 2 là dinh thự mùa hè của Toàn quyền Decoux, hay còn gọi là dinh Toàn quyền, là nơi ở và làm việc của Decoux vào mùa hè hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10.

dinh 2 bảo đại
Dinh 2 Bảo Đại

Từ ngày chuyển Phủ Toàn Quyền về đây làm việc, Decoux đã cho xây dựng những đường hầm bí mật rất kiên cố nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho ông và gia đình. Đường hầm này được nối vào hầm chứa rượu với bề ngang chừng 1.5m và bề cao hơn 1m với nhiều ngóc ngách được đổ bê tông chắc chắn.
Dưới thời Ngô Đình Diệm, Dinh 2 Bảo Đại trở thành nơi nghỉ mát của gia đình Ngô Đình Nhu. Năm 1964 khi tướng Nguyễn Khánh lên nắm quyền trong bối cảnh chính trị đầy bất trắc, ông đã chọn Dinh 2 làm Tổng hành dinh trong mùa nghỉ mát và đã cho tu bổ xây dựng thêm các đường hầm bí mật trên tận sườn đồi theo hướng Đông-Nam và Tây-Bắc phòng khi có đảo chánh.

Nguồn: lamdong.gov.vn

Độc đáo Dinh 1 Bảo Đại

Dinh I: Từ trung tâm thành phố Đà Lạt, du khách đi theo tuyến đường Trần Hưng Đạo đến ngã 3 Trại Hầm rồi rẽ phải đi tiếp đường Trần Quang Diệu, lúc này bạn sẽ được tận mắt ngắm Dinh 1 Bảo Đại, nơi mà sau khi người Pháp trở lại nắm quyền (1948) và lập Hoàng Triều Cương Thổ (1950), vua Bảo Đại đã dùng làm Tổng hành dinh và nơi làm việc cho các quan chức trong trong bộ máy cầm quyền phong kiến của mình.

dinh 1 bảo đại
Dinh 1 Bảo Đại

Nằm cách trung tâm Đà Lạt chừng 4 km về hướng Đông-Nam, trên một ngọn đồi thơ mộng có độ cao 1.550m với những rừng thông bao quanh. Dinh 1 Bảo Đại là một công trình kiến trúc độc đáo trong dáng vẻ cổ kính, uy nghi và tao nhã khiến ai đã một lần đến đây đều phải trầm trồ cảm thán. Nguyên đây là nhà của một viên chức người Pháp tên Robert Clément Bourgery - thấy nơi đây khá đẹp lại yên tĩnh nên chính phủ Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng đã mua lại từ tháng 8-1949 và sửa sang toàn bộ dinh cơ này.
Khi xây dựng Dinh 1 người ta phát hiện ra một đường hầm bí mật, nhưng vua Bảo Đại đã chỉ thị dấu kín. Đường hầm này nằm ngay sau lưng Dinh 1 thông ra tận Dinh 2 Bảo Đại, dài gần 4km với các nhánh rẽ vào các biệt thự 11, 16, 18, 26 … Trần Hưng Đạo - người Nhật đã đào từ trước khi đảo chánh Pháp với ý đồ bắt sống các sĩ quan Pháp trong Dinh Toàn Quyền cũng như ở các biệt thự xung quanh

Nguồn: lamdong.gov.vn

Điểm du lịch nhà thờ Cam Ly

Nhà thờ Cam Ly Đà Lạt

Nhà thờ Cam Ly tọa lạc trên ngọn đồi có vị trí rất đẹp ngay gần khu du lịch thác Cam Ly, một địa điểm đẹp tại Thành phố Đà Lạt. Với kiến trúc độc đáo của miền tây nguyên, đây là địa điểm được du khách ghé thăm rất nhiều mỗi lần đi du lịch Đà Lạt.

nhà thờ cam ly đà lạt
Nhà thờ Cam Ly thành phố Đà Lạt

Trong số gần 100 công trình kiến trúc công giáo xuất hiện ở Ðà Lạt từ thập niên 1920 đến thập niên 1960, nhà thờ Cam Ly được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế nó mang một sắc thái độc đáo khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Những người tạo tác nên ngôi nhà thờ đã thể hiện sự "hội nhập văn hóa" qua nghệ thuật kiến trúc khi cho gương mặt chúa trời hòa nhập với gương mặt của Yàng (trời) mà những người dân nơi đây đã nghìn năm sùng bái.

Khai sinh ra ý tưởng về ngôi nhà chung của Chúa và Yàng là linh mục người pháp Boutary và người thể hiện thành công ý tưởng này là nhà thầu Nguyễn Thanh Hồ. Công trình được khởi công vào cuối năm 1959 và hoàn thành tám năm sau đó. Nhìn ngang, hai mái giáo đường giống như lưỡi rìu, dốc đứng 17m, được lợp bằng 80.000 viên ngói với tổng trọng lượng tương đương 90 tấn. Ðể chịu đựng được sức nặng của ngôi nhà với cột, kèo, giằng bằng bê-tông, sắt và gỗ, móng của nhà thờ Cam Ly đã được gia cố hết sức kỹ lưỡng. Riêng phần móng nhà thầu đã phải cật lực làm trong vòng nửa năm.Trước cổng chính nhà thờ là hai hình tượng hổ và phượng hoàng - những loài vật quen thuộc trong hiện thực và trong ý thức của đồng bào thiểu số. Hổ tượng trưng cho sức mạnh và phượng hoàng thể hiện cho sự tinh khôn. Mặt khác, các nhà tạo tác cũng ngầm ví von các cư dân Thượng có bản tính vốn như chúa sơn lâm nhưng đã trở nên tốt lành, thanh dịu như chim phượng nhờ các tín điều tôn giáo. Cùng tư duy đó, nội thất thánh đường còn xuất hiện nhiều hình ảnh các loài vật khác thể hiện bản tính của chúng như: sự trong sáng của nai, sự gần gũi của chim và cá... Ðặc biệt dưới chân thánh giá, bên cạnh cung thánh bằng gỗ thông có treo ba đầu trâu theo thứ tự cao thấp. Trâu là linh vật mà người thiểu số ở Tây Nguyên thường dùng làm vật phẩm để "giao tiếp" với Yàng của họ, trong trường hợp này là kính dâng Thiên Chúa như một thông điệp biểu lộ lòng sùng kính.

nhà thờ cam ly đà lạt
Độc đáo nhà thờ Cam Ly

Sau ba khung cửa lớn là nội thất giáo đường với diện tích gần 400m², một không gian vừa u huyền, thâm nghiêm vừa khoáng đạt, phóng túng. Cảm giác đó có được là do hiệu quả các giải pháp kiến trúc. Nối với những bức tường lửng có độ cao khoảng 3m được xây bằng đá chẻ là hệ thống cửa kính mầu xanh-nâu-vàng trong các khung gỗ. Các khung cửa liền nhau và giáp mái này cùng với 20 vì kèo tương ứng đều được cách điệu từ hoa văn Tây Nguyên mà chủ đạo là hình vuông và hình tam giác - tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời trong môtip bản địa về quan niệm vũ trụ. Ðối xứng phải trái là 16 bức tranh đá trong đó có 14 bức diễn tả các chặng thương khó của Chúa Jesus và ngày ngài thọ nạn, phục sinh...Ở đây, cùng với nghệ thuật sắp đặt và giải pháp kiến trúc, các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa và thành công giữa tư duy mộc mạc, tự nhiên của đồng bào các dân tộc thiểu số với triết lý tôn giáo nhân bản và sâu sắc.

Nguồn: lamdong.gov.vn

Ấn tượng vườn Quốc gia Cát Tiên

Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước), cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc. Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới. Được thành lập theo quyết định số 01/CT ngày 13 tháng 1 năm 1992 của Thủ tướng chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở kết nối khu rừng cấm Nam Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 360/TTg, ngày 7 tháng 7 năm 1978 của Thủ tướng chính phủ) và khu bảo tồn thiên nhiên Tây Cát Tiên (được thành lập theo quyết định số 194/CT, ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Vườn quốc gia Cát Tiên nằm ở khu vực có toạ độ từ 11°20′50" tới 11°50′20" vĩ bắc, và từ 107°09′05" tới 107°35′20" kinh đông, trên địa bàn của ba tỉnh Lâm Đồng, Đồng Nai và Bình Phước với tổng diện tích là 71.920 ha. Hiện nay, vườn quốc gia Cát Tiên là một trong những khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam.


vườn quốc gia cát tiên
vườn quốc gia Cát Tiên

 Các hợp phần của vườn quốc gia Cát Tiên


Phần nằm trên địa bàn Cát Tiên và Bảo Lộc thường được gọi là khu vực Cát Lộc. Khu vực này dành để bảo tồn loài tê giác. Phần trên địa bàn Tân Phú và Vĩnh Cửu thường được gọi là khu vực Nam Cát Tiên. Khu vực này có khoảng chục vùng đất ngập nước như Bàu Sấu (rộng 5-7 hecta thuộc huyện Tân Phú), Bàu Chim (50-100 hecta), Bàu Cá, Bàu Đắc Lớ, Trảng Cò,... Bàu Sấu còn là tên gọi chung cho toàn bộ các vùng đất ngập nước rộng khoảng 137,60 km² (trong đó 1,5 km² ngập nước thường xuyên, 53,6 km² ngập nước theo mùa, và phần còn lại có độ cao tuyệt đối không quá 125 m) ở Nam Cát Tiên. Phần trên địa bàn Bù Đăng thường được gọi là Tây Cát Tiên.

 Lịch sử hình thành vườn quốc gia Cát Tiên

Năm 1978, Vườn quốc gia này được bảo tồn và được chia thành 2 khu vực: Nam Cát Tiên và Tây Cát Tiên. Khu vực Cát Lộc phía bắc Cát Tiên cũng được bảo tồn do ở đây có loài tê giác Java sinh sống. Chính nhờ loài tê giác đã làm khu bảo tồn này được cộng đồng thế giới quan tâm. Tuy nhiên, ngày 25 tháng 10 năm 2011, Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Quỹ Bảo tồn Tê giác Quốc tế công bố loài tê giác Java đã chính thức tuyệt chủng tại Việt Nam. Một cuốn hút khác của rừng Cát Tiên là sự tồn tại của đàn bò tót khổng lồ nặng trên hàng tạ, với số lượng khoảng 70-80 con, hiện cũng đang có nguy cơ tuyệt chủng cao do bị săn bắn trộm và mất chỗ ở vì rừng bị chặt phá. Năm 1998, ba khu này được sáp nhập thành vườn quốc gia. Thử nghiệm đa dạng sinh học gần đây nhất (2004) là việc thả 38 con cá sấu gốc Thái Lan vào hồ Bầu Sấu ở giữa rừng. Phát hiện khảo cổ trong khu vực giữa rừng này đang đặt ra dấu hỏi có một nền văn minh cổ đã tồn tại ở đây.

Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, khu vực này bị chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ hủy hoại nặng nề. Những khu vực bị rải chất độc da cam ngày nay chỉ có các loại tre, cỏ mọc, không có các loại cây lớn, cụ thể cho thấy số lượng thú rừng trước và sau chiến tranh giảm đáng kể. Ngoài ra, các dân tộc sinh sống quanh rừng đã đốt, phá rừng để làm nương rẫy gây ảnh hưởng không nhỏ đến rừng.

vườn quốc gia cát tiên
Khu du lịch sinh thái vườn quốc gia Cát Tiên

Mức đa dạng sinh học của vườn quốc gia Cát Tiên

Khoảng 50% diện tích của Cát Tiên là rừng cây xanh, 40% là rừng tre, 10% là nông trại. Động vật đặc trưng có: tê giác Java một sừng, voi châu Á, bò tót, gấu chó, gấu ngựa, trâu rừng, hổ, báo hoa mai, báo gấm, nai...Các loài chim của Cát Tiên cũng phong phú đa dạng: đại bàng đen, vịt trời cánh trắng, chim mỏ sừng lớn...Cát Tiên là nơi cư ngụ của 40 loài nằm trong Sách đỏ thế giới, trong đó đặc biệt là loài tê giác một sừng. Cư dân địa phương và người Trung Hoa tin rằng khả năng chữa bệnh của sừng tê giác như thần dược và được mua bán với giá cao trên thị trường (khoảng trên dưới 20.000 USD/sừng). Ngoài lượng động vật phong phú, Cát Tiên còn là địa bàn của 62 loại lan.

Vườn quốc gia Cát Tiên cũng được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển thế giới". Ngày 4 tháng 8 năm 2005, Ban Thư ký Công ước Ramsar công nhận Hệ đất ngập nước Bàu Sấu là Khu Ramsar thứ 1.499 của thế giới và thứ 2 của Việt Nam với tổng diện tích là 13.759 ha (trong đó có 5.360 ha đất ngập nước theo mùa, 151 ha đất ngập nước quanh năm).

Thất bại đề cử di sản thế giới

Năm 2013, tại kỳ họp thứ 37 của Ủy ban Di sản thế giới tại Campuchia, vườn quốc gia Cát Tiên từng được đưa ra bầu chọn là di sản thiên nhiên thế giới nhưng bị thất bại (Hồ sơ Cát Tiên được các cơ quan tư vấn của UNESCO đặt ở mức N - Not recommended for inscription, tức không được khuyến khích để ghi danh). Trước đó, Cát Tiên ứng cử hồ sơ di sản theo tiêu chí X về đa dạng sinh học.

                                                                                                                              Nguồn: wikipedia.org

Điểm đặc sắc Nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Nhà thờ Chính tòa Ðà Lạt (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Nicôla Bari, còn có tên gọi khác là nhà thờ Con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn) là một nhà thờ công giáo ở Việt Nam. Đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất Đà Lạt, một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của thành phố này do người Pháp để lại. Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú (gần khách sạn Novotel) thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

nhà thờ con gà đà lạt
nhà thờ con gà Đà Lạt

Lịch sử hình thành nhà thờ Con Gà

Lịch sử Nhà thờ chính tòa Đà Lạt gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thành phố Đà Lạt.
Cùng với bác sĩ Alexandre Yersin khám phá ra Đà Lạt, có linh mục Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) vào năm 1893. Đến1917, linh mục quản lý của MEP tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt với mục đích tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ, và ông đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ. Vào cuối tháng 4, 1920, Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tòa tại Sài Gòn) ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt.

Ngày 10 tháng 5, 1920, linh mục Frédéric Sidot là cha xứ đầu tiên của giáo sở Đà Lạt. Cha Sidot đã cho xây dựng ngôi thánh đường "HIC DOMUS EST DEI" dài 24m, rộng 7m và cao 5m. Nhà thờ này được gắn liền với cánh bên tả dưỡng viện giáo đồ mà cha Nicolas đã cho xây. Cửa chính của nó được cấu trúc theo hình vòng cung nhọn, riêng phần chạm trổ và sơn son thiếp vàng thì theo kiểu Á Đông. Trên vòng cung của cửa chính, có khắc dòng chữ tiếng la tinh "HIC DOMUS EST DEI" (đây là nhà củaThiên Chúa).

Ngày 5 tháng 7, 1922, Giám mục Quiton ban quyết định cho phép Giáo phận Đà Lạt xây một nhà thờ mới: rộng 8m, dài 26m có một tháp chuông cao 16m. Công trình được khánh thành vào ngày 17 tháng 2, 1923. Trên tháp có treo 4 quả chuông do hãng Pacard thuộc tỉnh Savoie (Pháp) chế tạo. Công trình này hiện nay không còn tồn tại.

Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hiện nay được chính thức khởi công vào 9 giờ sáng chủ nhật ngày 19 tháng 7, 1931 do Giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Toà Thánh tại Đông Dương và Thái Lan) đặt viên đá đầu tiên. Được xây theo đồ án của linh mục Céleste Nicolas, cha sở lúc bấy giờ.

Công trình được xây dựng trong suốt 11 năm. Quá trình xây dựng được chia làm 3 đợt như sau:
Đợt 1: Xây dựng gian cung thánh, hậu tẩm, 2 gian cánh, hoàn tất vào ngày 30 tháng 3, 1932.
Đợt 2: Xây dựng 2 gian giữa và đặt chân móng cho các tháp chuông.
Đợt 3: Xây dựng tháp chuông chính, 2 tháp chuông phụ, cầu thang xoắn trôn ốc. Ngày 14 tháng 11, 1934, đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông chính. Ở đỉnh tháp có gắn một con gà bằng đồng dài 0,66m, cao 0,58m. Vào tháng 2, 1942, tổ chức nghi thức làm phép và đặt 14 chặng đàng thánh giá trong gian chính của tòa nhà.
Nhà thờ khánh thành ngày 25 tháng 1, 1942.

nhà thờ con gà đà lạt
Sảnh lớn nhà thờ con gà Đà Lạt

Kiến trúc nhà thờ Con Gà

Nhà thờ Con gà được thiết kế theo "kiểu mẫu" của các nhà thờ Công giáo Rôma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.

Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông của nhà thờ có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.

Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.

Bên trong nhà thờ Con Gà (Chính tòa Đà Lạt)

Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.

Phần áp mái trang trí bằng 70 tấm kính màu do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo, làm cho khung cảnh thánh đường thêm phần huyền ảo.

Tường chịu lực xây dựng bằng gạch đá dày khoảng 30 – 40 cm. Trên tường trong nội thất được gắn các bức phù điêu với kích thước 1m x 0,8m, làm bằng vật liệu xi măng và sắt (do nhà điêu khắc Xuân Thi thể hiện). Riêng phần tường ngoài luôn được quét sơn màu hồng, càng tôn thêm sự trang nghiêm của một công trình kiến trúc tôn giáo.

Trên thánh giá có tượng một con gà (cách mặt đất 27m) bằng hợp kim nhẹ rỗng bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt đồng dài 0,66m, cao 0,58m quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió. Con gà có thể là biểu tượng của nước Pháp (Coq gaulois: gà trống xứ Gaulle),có thể là biểu tượng của sự sám hối, theo đoạn Tân Ước kể lại việc Chúa Giê-su quở trách Phê-rô (một trong 12 tông đồ của Người): "Ðêm nay gà chưa gáy, con sẽ chối Ta ba lần...".

Cột thu lôi, đế bầu tròn đỡ con gà và chữ thập chỉ bốn hướng đông-tây-nam-bắc được sửa chữa, thay mới vài lần. Con gà xoay theo hướng gió trên một vòng bạc rất nhẹ. Người dân bản xứ kháo nhau rằng con gà là đài dự báo thời tiết rất hiện đại, con gà quay chiều nào là gió mưa, là nắng tạnh. Thực ra vì con gà ở trên cao, để phòng gió tạt gãy đổ người ta đã thiết kế cho nó quay hướng theo chiều gió, và thế là con gà quay hướng nào, gió hướng ấy.

Vào dịp Lễ Giáng sinh hàng năm, nơi đây thu hút rất nhiều người cả trong và ngoài đạo đến dự lễ tham quan. Ngoài ra, ở Đà Lạt còn rất nhiều nhà thờ nhỏ hơn trong đó Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà) và nhà thờ Cam Ly mang những nét đặc trưng riêng.

Nguồn: wikipedia.org

Độc đáo thung lũng tình yêu Đà Lạt

Thung Lũng Tình Yêu

Vị trí: Thung lũng Tình yêu nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt chừng 5km về phía bắc
Đặc điểm: Thung lũng tình yêu chìm sâu bên sườn đồi với những rừng thông quanh năm xanh biếc.

Thoạt đầu người Pháp gọi nơi này là Valley d'Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng thị xã lúc bấy giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tiếng độc lập của dân tộc thì khi đó cái tên "Thung lũng Tình yêu" được ra đời.

khu du lịch thung lũng tình yêu
khu du lịch thung lũng tình yêu

Năm 1972, nhờ đắp một con đập lớn vắt ngang thung lũng đã tạo ra một hồ nước lớn có tên là hồ Ða Thiện. Vì có hồ mà thung lũng này càng thêm thơ mộng, tăng thêm sự hấp dẫn đối với du khách và nhất là đối với những lứa đôi ở khắp miền đất nước. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bậc cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa như một bức tranh, sinh động với những cánh buồm chấp chới trên hồ.

Xuất xứ tên Thung lũng Tình yêu

Cách trung tâm thành phố chừng 7km về hướng Đông - Bắc, Thung lũng Tình yêu là một thắng cảnh trữ tình và thơ mộng vào bật nhất Đà Lạt. Trước kia du khách thường từ ngã 5 Đại học theo đường Phù Đổng Thiên Vương để đến nơi đây, du khách có thể đi một mạch từ hồ Xuân Hương đến Thung lũng Tình yêu bằng đường vòng Lâm Viên một con đường mới xây dựng.

Thoạt đầu người Pháp gọi nơi đây là Valley d’Amour; đến thời Bảo Đại làm Quốc trưởng được đổi thành Thung lũng Hòa Bình. Năm 1953, khi Chủ tịch Hội đồng Thị xã lúc bây giờ là Nguyễn Vỹ đề xuất chuyển đổi tên gọi các địa danh từ tiếng Pháp sang tiếng Việt nhằm thể hiện tính độc lập của dân tộc, thì cái tên Thung Lũng Tình Yêu đã càng trở nên quen thuộc và in đậm trong tâm thức nhiều người.


khu du lịch thung lũng tình yêu Đà Lạt

Thung lũng Tình yêu vốn đã đẹp và cuốn hút bởi lũng sâu và đồi thông, lại càng hấp dẫn hơn khi vào năm 1972, một đập ngăn nước được xây dựng vắt ngang tạo thành hồ Đa Thiện, làm biến đổi hình thái và tăng thêm sức quyến rũ cho cảnh quan nơi đây. Du khách có thể men theo những lối mòn hoặc leo cả trăm bật cấp, đi qua những cổng hoa với màu sắc rực rỡ để lên đồi Vọng Cảnh. Từ đây Thung lũng Tình yêu hiện ra trong tầm mắt đẹp tựa một bức tranh, sinh động với những cánh buồm nhấp nhới trên hồ. Những con đường đất đỏ uốn lượn vòng vèo có thể đưa khách lên đồi hoặc dẫn đền tận đỉnh núi Langbian thấp thoáng trong mây.

Du khách cũng có thể vượt qua chiếc cầu nhỏ để khám phá đồi Địa Đàng, một địa điểm lí tưởng nhờ được bao quanh bởi hồ nước. Những cái balcon trắng toát soi bóng mặt hồ là những vị trí thuận tiện để câu cá hay hàn huyên tâm sự. Giữa thiên nhiên gió lộng, du khách tưởng như đang lạc vào một cõi tiên nào đó với màu xanh bất tận và ánh sáng khúc xạ diệu kỳ tạo thành những mãng không gian thực thực hư hư.
Đến với Thung Lũng Tình Yêu, sẽ là thiếu sót nếu chỉ quẩn quanh những nơi náo nhiệt với chen chúc dòng người mua sắm, bởi nơi đây vẫn còn ẩn giấu bao điệu kỳ diệu đang chờ bạn khám phá …

Nguồn: lamdong.gov.vn

Hồ Xuân Hương Đà Lạt

Hồ Xuân Hương Đà Lạt

Hồ Xuân Hương là một hồ đẹp nằm giữa trung tâm thành phố Đà Lạt. Xung quanh hồ có rừng thông và các bãi cỏ, vườn hoa. Đây là địa điểm du khách ưa thích đi dạo bộ hoặc xe ngựa khi đến tham quan thành phố Đà Lạt. Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha. Hồ có hình trăng lưỡi liềm kéo dài gần 7 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù.

 hồ xuân hương đà lạt
hồ Xuân Hương Đà Lạt

Xuất xứ tên gọi Hồ Xuân Hương

Giả thiết 1:
Xuất xứ tên gọi Hồ Xuân Hương là vì hồ vào mùa xuân có mùi thơm của cây cỏ xung quanh hồ hòa quyện nên một mùi hương thoang thoảng nên gọi là Hồ Xuân Hương.

Giả thiết 2:
Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam thế kỷ thứ 19.

Lịch sử hình thành Hồ Xuân Hương

Hồ Xuân Hương nguyên là thung lũng có dòng suối Cam Ly chảy qua, nơi quần tụ của các cư dân Lạch buổi ban đầu. Năm 1919, từ sáng kiến của viên công sứ Cunhac, kỹ sư công chánh Labbé đã tiến hành việc ngăn dòng suối làm thành hồ. Năm 1923, chính quyến đương thời lại cho xây thêm một đập phía dưới tạo thành 2 hồ. Tháng 3 năm 1932, một cơn bão lớn làm cả hai đập bị vỡ. Năm 1934 - 1935, kỹ sư Trần Đăng Khoa lại thiết kế, xây dựng một đập lớn bằng đá: đó là cầu ông Đạo ngày nay. Người Pháp đặt tên là Grand Lac (Hồ Lớn).

Đập này nằm trước Dinh Quản Đạo mà vị Quản đạo bấy giờ là Phạm Khắc Hòe vẫn được dân địa phương xưng gọi "ông Đạo" nên khi đập cũng là cầu xây xong, người dân quen gọi là "Cầu Ông Đạo". Năm 1953, Nguyễn Vỹ, chủ tịch hội đồng thị xã, đề nghị đổi tên Grand Lac thành Hồ Xuân Hương. Mấy chục năm qua, Hồ Xuân Hương là tấm gương trong của thành phố đã làm tăng thêm vẻ yêu kiều, duyên dáng cho Đà Lạt sẽ đơn điệu, cô quạnh và lạc lõng với những rừng thông bạt ngàn.

Miêu tả sơ lược về hồ Xuân Hương

Hồ là con tim của thành phố Đà Lạt và là một trong những thành phố hiếm hoi có hồ nằm ngay trung tâm. Hồ là địa danh nổi tiếng và còn là địa điểm tham quan du lịch khá hấp dẫn tạo nên nét đặc sắc cho Đà Lạt.

Công trình kiến trúc nổi bật gắn liền với hồ Xuân HươngThuỷ Tạ. Thời Pháp thuộc có tên là "La Grenouillère" (đầm ếch). Không hiểu vì sao lại có tên này? Nhưng nhìn qua cấu trúc thì thấy có tháp để nhảy xuống nước như ở hồ bơi. Tên gọi Hán Việt "Thuỷ Tạ" có khi còn hiểu là "Thuỷ toạ", có nghĩa là một kiến trúc nằm trên nước.



hồ xuân hương đà lạt
nhà hàng Thủy Tạ bên hồ Xuân Hương

Du khách đến viếng cảnh hồ Xuân Hương ít ai bỏ qua Thuỷ Tạ. Ghé vào đây chụp vài tấm ảnh lưu niệm với kiến trúc có hình thức rất khác biệt, khó tìm thấy nơi nào có kiến trúc tương tự. Một căn nhà màu trắng với lan can rộng nổi bật trên mặt hồ. Nhìn xa thấp thoáng như dáng một chiếc du thuyền sang trọng. Từ trước đến nay, Thuỷ Tạ vẫn là một café bar nhỏ, xinh xắn. Nếu muốn xây thêm để có chỗ đáp ứng số lượng khách đến rất đông cũng khả thi về mặt xây dựng. Nhưng có lẽ vì hình ảnh Thuỷ Tạ đã gắn bó với hồ Xuân Hương, khắc ghi sâu trong tâm khảm người Đà Lạt và du khách rồi nên chính quyền không hề có ý định này. Ngay cả màu trắng của kiến trúc cũng vẫn luôn được giữ không thay đổi.

Để đáp ứng cho nhu cầu khách, phía đối diện, một café bar khác được mở ra. Đó là "Thanh Thuỷ". Tên gọi này (nước xanh) cũng rất gắn liền với hồ Xuân Hương. Mặt bằng ở đây rộng hơn nên tiếp được rất nhiều khách. Cũng vì lẽ đó mà Thuỷ Tạ vẫn mang một nét riêng không hề bị trộn lẫn với Thanh Thuỷ. Đến Thuỷ Tạ và Thanh Thuỷ uống cà phê cũng là cốt để ngắm mặt hồ. Nhưng cảm giác tâm lý khi ngồi trên Thuỷ Tạ vẫn là một cái gì êm đềm, thanh thoát. Còn bên Thanh Thuỷ thì cảnh vật đa dạng hơn nhưng không khí nhộn nhịp hơn. Người ngồi ngắm mặt hồ ít có cảm giác riêng tư hơn so với khi ngồi bên Thuỷ Tạ.

Nguồn: https://www.wikimedia.org/

Khu du lịch Thác Cam Ly Đà Lạt

Khu du lịch Thác Cam Ly Đà Lạt

Khu du lịch thác Cam Ly

Thác Cam Ly nằm trên dòng suối Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố Đà Lạt hơn 2km về phía tây.
Đặc điểm: Ngọn thác hùng vĩ gắn với quang cảnh của các đồi thông bao quanh đã tạo nên một thắng cảnh khó quên trong lòng du khách khi tới du lịch Đà Lạt.

khu du lịch thác cam ly
Khu du lịch Thác Cam Ly

Du khách đi dạo ven hồ Xuân Hương cũng nghe tiếng suối chảy róc rách. Một dòng suối đổ vào hồ ở phía bắc, một dòng khác từ hồ chảy ra ở phía nam luồn dưới một cây cầu, ở gần bến xe. Chân cầu là đập ngăn dòng suối lại để điều hoà mực nước hồ. Cả hai dòng suối đều mang tên Cam Ly. Dòng chảy ra lượn về phía tây, khi cách hồ 2km phải vượt qua một đoạn suối bị chặn ngang bởi những tảng đá hoa cương lớn, tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng của Đà Lạt với độ cao khoảng 30m. Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ về thác tạo thành sương trắng cả một vùng trông rất thơ mộng. Cũng chính vì vậy mà Cam Ly một thời đã từng đi vào thơ ca, nhạc hoạ…Hình ảnh của Cam Ly được giới thiệu trong tạp chí “Revue indochine” và kể cả một số báo chí của Pháp trước đây.

Theo truyền thuyết mà các già làng ở đây kể lại thì tên Cam Ly có nguồn gốc từ tiếng K’Ho. Khi dòng Cẩm Lệ chảy ngang qua một ngôi làng của một bộ tộc người Lạt, vị tù trưởng người K’ Ho của tộc Lạt đó có tên K’ Mly nên dân trong vùng lấy tên ông đặt cho dòng suối nước của họ để ghi nhớ công lao của chủ làng đã cai quản buôn làng tươi đẹp. Và lâu ngày người ta đọc thành Cam Ly. Bên cạnh đó, có một giả thiết cho rằng Cam Ly xuất phát từ gốc Hán- Việt (cam là ngọt và ly là thấm vào). Có nghĩa rằng Cam Ly là biểu tượng của một dòng suối có nước ngọt từng làm đắm say lòng khách lãng du.Thác Cam Ly trước đây còn gắn với một khu rừng thông bên cạnh, được mang tên “rừng ái ân” (boie d’ramour) nhưng ngày nay khu rừng ấy không còn nữa. Dòng thác thiếu nước về mùa khô nhưng mùa mưa nước chảy cuồn cuộn, từng khối nước khổng lồ đổ xuống dữ dội.

Nguồn: lamdong.gov.vn

Khu du lịch Hồ Than Thở Đà Lạt

Hồ Than Thở

Vị trí: Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung - Hồ Xuân Hương.
Đặc điểm: Đến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.
Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:

“Đà Lạt có thác Cam Ly 

Có hồ Than Thở người đi sao đành” 

khu du lịch hồ than thở
Khu du lịch hồ Than Thở

Nguồn gốc tên gọi hồ Than Thở


Sở dĩ nổi tiếng là vì hồ nằm gần trường Võ bị quốc gia Đà Lạt (nay là Học viện Lục quân) và gắn liền với một thời hoàng kim của trường vào thập niên 1950, đầu thập niên 1960. Cứ ngày nghỉ, lễ, chủ nhật là gia đình của các học viên và người yêu kéo đến gặp nhau vui chơi ở đây. Và cho đến nay vẫn còn câu chuyện Thảo - Tâm cùng ngôi mộ của người con gái xấu số tên Thảo lạnh lẽo ở Đồi thông 2 mộ (từ ngoài vào phía tay trái khu du lịch). Hồ Than Thở nằm trên đồi cao giữa một rừng thông tĩnh mịch. Cảnh vật quanh hồ nên thơ, mặt nước hồ luôn phẳng lặng trầm ngâm. Con đường đất ven hồ như mất hút xa xa. Tại đây dường như chỉ còn nghe vi vút tiếng gió nhẹ, tiếng thông reo như thở than, như nức nở. Có một đôi cây thông yêu nhau rất lạ ở phía bắc của hồ tạo thành một đôi “tình nhân” thông quấn quýt bên nhau không rời và du khách có thể đến đó chụp hình lưu niệm. Đồi thông ở hồ Than Thở dường như cũng đẹp hơn các nơi khác vì thông thưa hơn, cao đều hơn nên khi ánh nắng mặt trời rọi xuống ngả bóng trên thảm cỏ rất đẹp.


khu du lịch hồ than thở
Góc hình đẹp tại khu du lịch hồ Than Thở

Xa xưa nữa, nơi đây gắn với câu chuyện tình của Hoàng Tùng và Mai Nương. Chuyện xảy ra vào thế kỷ 18, khi người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi bọn xâm lược nhà Thanh, trai tráng khắp nơi hưởng ứng, trong đó có Hoàng Tùng. Trước khi chia tay, hai người rủ nhau ra bên bờ than thở hẹn thề. Chàng hẹn đến mùa xuân - khi Mai anh đào nở sẽ đem tin thắng trận trở về. Ở nhà, Mai Nương được tin Hoàng Tùng tử trận nên nàng đã quyết định gieo mình bên dòng suối tự trầm. Nhưng trớ trêu thay, đến giữa mùa xuân Hoàng Tùng thắng trận trở về, chàng vô cùng đau buồn khi biết người yêu đã chết. Mấy năm sau triều đại Tây Sơn sụp đổ, Gia Long trả thù những người có công với triều Tây Sơn nên Hoàng Tùng đã tự vẫn bên hồ để được hạnh phúc với người yêu nơi chín suối. Từ đó hồ có tên là hồ Than Thở cho đến ngày nay.

Nguồn: lamdong.gov.vn